Chuyên mục  


Nghệ sĩ Thanh Nga (trái) khóc ôm nghệ sĩ Phùng Há - đại diện ban giám khảo - lúc nhận giải Thanh Tâm Triển Vọng năm 1958 với vai Sơn Nữ Phà Ca trong tuồng "Người vợ không bao giờ cưới" (soạn giả Kiên Giang - Quy Sắc). Bà là tên tuổi đầu tiên nhận giải thưởng cao quý của sân khấu cải lương trước năm 1975, khi mới 16 tuổi. Khoảnh khắc nằm trong loạt ảnh hiếm về nghệ sĩ, được khán giả sưu tập, chia sẻ gần đây trong nhóm mộ điệu "Thanh Nga - Nữ hoàng sân khấu", dịp 66 năm nghệ sĩ đoạt giải Thanh Tâm. Nhiều người cho biết xúc động khi lần đầu xem các bức hình hậu trường về thần tượng, ôn lại thời hoàng kim của bà.

Sắc vóc Thanh Nga thời thanh xuân. Ngoài tài năng ca diễn, bà còn được ngưỡng mộ như biểu tượng nhan sắc thập niên 1960-1970,với nét đẹp thừa hưởng từ mẹ - bầu Thơ. Bức ảnh do nghệ sĩ tặng cho một khán giả tên Tâm An khi gặp trong hậu trường, được chị giữ gìn suốt nửa thế kỷ.

Thanh Nga hội ngộ một số văn nghệ sĩ, trong đó có kịch sĩ Vân Hùng (thứ hai từ phải qua) và danh ca Hương Lan thuở nhỏ. Tấm ảnh sau này được Hương Lan giới thiệu trong sách ảnh "Một đời sân khấu".

Thanh Nga là nàng thơ của nhiều nhiếp ảnh gia, trong đó có ông Đinh Tiến Mậu, chủ tiệm ảnh Viễn Kính - chuyên chụp chân dung các nghệ sĩ một thời. Cùng nền tảng ca diễn nổi bật, Thanh Nga từng bước chinh phục nhiều tầng lớp khán giả tại đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga. Những năm 1960 là thời kỳ rực rỡ nhất trong sự nghiệp của Thanh Nga khi sóng đôi cùng Thanh Sang, "tạo bão" qua loạt vai diễn.

thanh-nga-va-thanh-sang-trong-ben-cau-det-lua-1493564077.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Cn63AHrJt6ZfevxSQwllbA
Thanh Nga và Thanh Sang trong 'Bên cầu dệt lụa'

Thanh Nga, Thanh Sang trong trích đoạn "Bên cầu dệt lụa". Video: YouTube Ca cổ - Cải lương Việt Nam

Thanh Nga năm 1964 trong tạo hình nhân vật Hoa Mộc Lan, vở "Hoa Mộc Lan tùng chinh" (soạn giả Viễn Châu). Tác phẩm giúp bà gây tiếng vang khi thu âm cùng nghệ sĩ Hữu Phước (vai Lý Quảng), Lệ Thủy (vai Tạ Bội Ngọc).

trich-doan-hoa-moc-lan-tung-chinh-qua-tieng-hat-thanh-nga-le-1719230358.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=HKLRO4rWgfejEZzAJkyyyQ
Trích đoạn "Hoa Mộc Lan tùng chinh" qua tiếng hát Thanh Nga, Lệ Thủy

Trích đoạn "Hoa Mộc Lan tùng chinh" qua tiếng hát Thanh Nga, Lệ Thủy. Video: YouTube Nghệ thuật Sân khấu

Thanh Nga cùng mẹ - bầu Thơ - nhận kỷ vật do soạn giả Viễn Châu,Ngọc Huyền Lan tặng sau thành công của "Hoa Mộc Lan".

Thanh Nga với vai Lưu Kim Đính trong tuồng "Giấc mộng đêm xuân" (tác giả Nhị Kiều - Phi Hùng). Tác phẩm thể hiện nỗi lòng những nghệ sĩ đầu thế kỷ trước, khi xã hội còn định kiến khắt khe với nghề hát.

Với đôi mắt giàu biểu cảm, Thanh Nga ghi dấu ấn qua nhiều vai, từ Trinh trong vở "Con gái chị Hằng", Thanh trong "Tấm lòng của biển", Giáng Hương trong "Sân khấu về khuya", Kim Anh trong "Đời cô Lựu" đến Trưng Trắc trong "Tiếng trống Mê Linh", Thái Hậu Dương Vân Nga trong vở cùng tên.

Thanh Nga trên bìa lịch xuân năm 1966.

Nghệ sĩ cùng minh tinh Thẩm Thúy Hằng (phải) trên bìa "Phụ Nữ Diễn Đàn". Cả hai được báo chí đương thời xếp vào "tứ đại mỹ nhân", bên cạnh nghệ sĩ Kiều Chinh, Kim Cương.

Nét đẹp Thanh Nga qua ống kính nhiếp ảnh gia Thanh Chi. Thập niên 1970, ngoài ca cổ, bà còn nổi tiếng ở mảng điện ảnh, là gương mặt được hâm mộ qua các phim "Loan mắt nhung", "Xa lộ không đèn", "Sau giờ giới nghiêm", "Lan và Điệp". 46 năm qua, đông đảo người mộ điệu vẫn tiếc thương khi danh ca đột ngột qua đời (ngày 26/11/1978), lúc đang ở đỉnh cao sự nghiệp.

Mai NhậtẢnh tư liệu

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020