Triển lãm chủ đề "Quê hương" gồm hơn 30 tác phẩm, diễn ra ở Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM, quận 1. Phần lớn tranh được vẽ bằng chất liệu sơn mài, chủ đề về con người, phong cảnh, lễ hội và sinh hoạt vùng nông thôn.
Họa sĩ Trần Văn Bình (1955-2016) quê Quảng Ngãi nhưng sinh ra trên con tàu Ba Lan tập kết ra Bắc tháng 5/1955. Ông tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, Khoa Mỹ thuật truyền thống, ngành sơn mài (khóa 1983-1988). Ra trường, ông đi làm báo, vẽ minh họa cho các báo.
Ông vẽ nhiều về ký ức tuổi thơ, cảnh sinh hoạt vùng nông thôn qua các chất liệu lụa, sơn mài, bột màu, than, chì, sơn dầu. Trong sự nghiệp sáng tác. ông có nhiều giải thưởng như huy chương bạc triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1990, giải C triển lãm Mỹ thuật Khu vực I (Hà Nội), giải thưởng Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô.
Triển lãm chủ đề "Quê hương" gồm hơn 30 tác phẩm, diễn ra ở Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM, quận 1. Phần lớn tranh được vẽ bằng chất liệu sơn mài, chủ đề về con người, phong cảnh, lễ hội và sinh hoạt vùng nông thôn.
Họa sĩ Trần Văn Bình (1955-2016) quê Quảng Ngãi nhưng sinh ra trên con tàu Ba Lan tập kết ra Bắc tháng 5/1955. Ông tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, Khoa Mỹ thuật truyền thống, ngành sơn mài (khóa 1983-1988). Ra trường, ông đi làm báo, vẽ minh họa cho các báo.
Ông vẽ nhiều về ký ức tuổi thơ, cảnh sinh hoạt vùng nông thôn qua các chất liệu lụa, sơn mài, bột màu, than, chì, sơn dầu. Trong sự nghiệp sáng tác. ông có nhiều giải thưởng như huy chương bạc triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1990, giải C triển lãm Mỹ thuật Khu vực I (Hà Nội), giải thưởng Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô.
Tác phẩm sơn mài mang tên Quê hương dài 1,2 m, có kích thước lớn tại triển lãm. Tranh vẽ năm 2010, được ghép từ bốn bức nhỏ.
Theo đại diện gia đình, trước năm 2000 kinh tế khó khăn, họa sĩ vẽ trên lụa, bột màu rồi bán để có tiền để theo đuổi đam mê sơn mài. Vì mua vật tư đắt, ông dùng màu đen từ sơn then và trắng từ vỏ trứng gà, vịt, ốc làm nguyên liệu. Từ đó, họa sĩ tạo nên phong cách sơn mài trắng đen đặc trưng.
Tác phẩm sơn mài mang tên Quê hương dài 1,2 m, có kích thước lớn tại triển lãm. Tranh vẽ năm 2010, được ghép từ bốn bức nhỏ.
Theo đại diện gia đình, trước năm 2000 kinh tế khó khăn, họa sĩ vẽ trên lụa, bột màu rồi bán để có tiền để theo đuổi đam mê sơn mài. Vì mua vật tư đắt, ông dùng màu đen từ sơn then và trắng từ vỏ trứng gà, vịt, ốc làm nguyên liệu. Từ đó, họa sĩ tạo nên phong cách sơn mài trắng đen đặc trưng.
Tác phẩm mang tên Chùa cổ Đường Lâm sáng tác năm 2015.
Tác phẩm mang tên Chùa cổ Đường Lâm sáng tác năm 2015.
Bức tranh Xuân đầu thế kỷ vẽ năm 2010, miêu tả không khí lễ hội ngày đầu năm ở một vùng quê. Theo gia đình, ông thường không đi thực tế để vẽ tranh ký họa. Ông nhớ các chi tiết rồi vẽ lại trên tranh mà không có phác thảo.
Bức tranh Xuân đầu thế kỷ vẽ năm 2010, miêu tả không khí lễ hội ngày đầu năm ở một vùng quê. Theo gia đình, ông thường không đi thực tế để vẽ tranh ký họa. Ông nhớ các chi tiết rồi vẽ lại trên tranh mà không có phác thảo.
Tranh Chùa Láng vẽ năm 2010 - ngôi chùa cổ có từ thời Lý (1009-1225) ở Hà Nội.
Tranh Chùa Láng vẽ năm 2010 - ngôi chùa cổ có từ thời Lý (1009-1225) ở Hà Nội.
Tranh sơn mài sáng tác năm 2013 về một bản làng ở Tây Nguyên.
Tranh sơn mài sáng tác năm 2013 về một bản làng ở Tây Nguyên.
Tác phẩm Đánh giậm mô tả cảnh đánh bắt tôm cá.
Tác phẩm Đánh giậm mô tả cảnh đánh bắt tôm cá.
Trò chơi dân gian kéo co được thể hiện qua tác phẩm vẽ năm 2013.
Trò chơi dân gian kéo co được thể hiện qua tác phẩm vẽ năm 2013.
Tranh mang tên Thả diều được cố họa sĩ vẽ năm 1995.
Tranh mang tên Thả diều được cố họa sĩ vẽ năm 1995.
Tác phẩm Tuổi thơ cũng khắc họa cảnh những chú bé thả diều trên lưng trâu.
Tác phẩm Tuổi thơ cũng khắc họa cảnh những chú bé thả diều trên lưng trâu.
Trong triển lãm, nhiều tranh có hình ảnh con trâu được trưng bày. Nổi bật là ba bức mang tên Trâu vẽ năm 1998 (phải) và 2011, trưng bày sát nhau.
Trong triển lãm, nhiều tranh có hình ảnh con trâu được trưng bày. Nổi bật là ba bức mang tên Trâu vẽ năm 1998 (phải) và 2011, trưng bày sát nhau.
Đôi mắt trên chất liệu sơn mài là tác phẩm cuối cùng họa sĩ vẽ (năm 2015) trước khi qua đời.
Cùng triển lãm, cuốn sách Trần Văn Bình - Các tác phẩm hội họa (NXB Mỹ thuật) của tác giả Đỗ Thị Hảo - vợ họa sĩ, cũng được ra mắt trong sự kiện.
Triển lãm mở cửa miễn phí, diễn ra tới ngày 22/12.
Đôi mắt trên chất liệu sơn mài là tác phẩm cuối cùng họa sĩ vẽ (năm 2015) trước khi qua đời.
Cùng triển lãm, cuốn sách Trần Văn Bình - Các tác phẩm hội họa (NXB Mỹ thuật) của tác giả Đỗ Thị Hảo - vợ họa sĩ, cũng được ra mắt trong sự kiện.
Triển lãm mở cửa miễn phí, diễn ra tới ngày 22/12.
Quỳnh Trần