Chuyên mục  


edit-z60640846596899cc4b3d3750a9834df5a55da3002c82c-1732464765414586721252.jpeg

Kiến trúc sư Bùi Thúc Đạt chia sẻ về Có ngôi nhà ở trong ta - Ảnh: BTC

Ngày 24-11, tại đường sách diễn ra buổi ra mắt sách Có ngôi nhà ở trong ta của kiến trúc sư Bùi Thúc Đạt. Trong buổi giao lưu còn có sự góp mặt của nhà văn Huỳnh Trọng Khang.

Khoảng cách giữa nhà và người ở ngày càng cách biệt

Có ngôi nhà ở trong ta gồm hai chương là Nhà: trong, ngoài, trước, sauHình thái, hình và thái. Cuốn sách là tập hợp các bài viết và ghi chép trong suốt quá trình làm nghề của tác giả Bùi Thúc Đạt.

base64-173248790103865008350.jpeg

Sách Có ngôi nhà ở trong ta - Ảnh: ĐĂNG KHƯƠNG

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, Thúc Đạt mong muốn làm rõ những giá trị văn hóa chứa đựng bên trong các chi tiết của kiến trúc.

Những góc nhìn của một kiến trúc sư trẻ về những công trình, kiến trúc ở bối cảnh hiện tại cũng là điểm mới trong cuốn sách.

Từ đó người viết phần nào làm nổi bật lên mối tương quan giữa con người, ngôi nhà và đô thị.

Hỏi về động lực để một kiến trúc sư đặt bút viết, Thúc Đạt chia sẻ:

"Trong kiến trúc, khoảng cách giữa kiến trúc sư và khách hàng ngày càng lớn, giữa chuyên gia và công chúng ngày càng xa, giữa các tòa nhà và người sử dụng càng thêm cách biệt.

Đây là sự rạn nứt giữa một nghệ thuật ngày càng phức tạp, bí ẩn với một sản phẩm được thiết kế để hấp dẫn ngay tức thì và thành công thương mại nhanh chóng. Tôi luôn suy nghĩ về khoảng cách đó và không mong gì hơn ngoài việc cuốn sách sẽ giảm phần nào sự cách biệt này".

Tuy vậy, viết lách thường không phải thế mạnh của "dân kiến trúc". Bùi Thúc Đạt tâm sự anh đã phải siết chặt kỷ luật để có thể cân bằng cả việc viết lẫn những dự án kiến trúc của mình.

Vì thế, tác giả đã viết suốt hai năm, từ những ý tưởng ban đầu đến lúc cuốn sách "thành hình".

Cách sống quyết định và thay đổi hình thức của nhà ở

Trong sách Có ngôi nhà ở trong ta, Bùi Thúc Đạt cho biết ngôi nhà từ lâu không chỉ dùng để ở, mà mỗi chi tiết, cách cấu trúc nội thất, ngoại thất… còn là ký ức, sự chuyển dịch thẩm mỹ, di sản văn hóa phóng chiếu tâm thế sống của con người.

Tuy vậy, đời sống văn hóa, tín ngưỡng của khách hàng và tư duy, góc nhìn của kiến trúc sư ít nhiều có sự khác biệt.

Thúc Đạt chia sẻ: "Khi đó, tôi sẽ đặt nhu cầu của khách hàng là trên hết, vì ngôi nhà đó sẽ gắn với họ cả đời".

Đáp ứng nhu cầu của người Việt Nam, Bùi Thúc Đạt vẫn khẳng định kiến trúc Việt Nam vẫn đang bắt nhịp với xu hướng trên thế giới.

Thúc Đạt nói với Tuổi Trẻ Online: "Để ngành kiến trúc Việt Nam tiệm cận với kiến trúc thế giới, ta phải định vị xem tiệm cận về mặt nào? Khi xu hướng hiện nay là đa dạng bản sắc, người Việt không cần uốn nắn thói quen sống của mình thông qua kiến trúc, nhằm đổi lấy sự hòa nhập.

Chúng ta hoàn toàn có thể tự tin vào các vốn kinh nghiệm truyền thống trong việc xây dựng hài hòa và thích ứng với khí hậu, lối sống bản địa".

Thay vào đó, các khía cạnh mà Việt Nam có thể học hỏi ở thế giới để ngành kiến trúc ngày càng nâng cao là kỹ thuật, phương pháp, quy trình làm việc.

"Chi tiết kiến trúc, màu sắc và hình dáng là những điểm thu hút khi nhìn vào một ngôi nhà. Tuy vậy, chính cách sống mới là thứ quyết định và thay đổi hình thức của nhà ở" - Bùi Thúc Đạt chia sẻ thêm.

Tin mới

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020