Chuyên mục  


base64-1731737214927425354725.jpeg

Nhà văn Xuân Phượng được trao giải nhì với Gánh gánh... đồng gồng... - Ảnh: THANH HIỆP

Lĩnh vực văn học kỳ trao giải này không có giải nhất. Võ Văn Kiệt, trí tuệ và sáng tạo của Hoàng Lại Giang và hồi ký Gánh gánh... gồng gồng... của Xuân Phượng được trao giải nhì.

Truyện ký Chuyện năm 1968 của Trầm Hương đoạt giải khuyến khích.

Cả ba tác phẩm đều gợn lên câu hỏi: Có hợp lệ nếu chiếu theo quy chế? Lý do vì ba tác phẩm trên là hồi ký, truyện ký.

Và nếu dựa theo quyết định 20 về quy chế Giải thưởng Văn học nghệ thuật TP.HCM do UBND TP.HCM ban hành năm 2020 thì có vẻ chưa đúng.

Bởi điều 5 chương 2 của quy chế về cơ cấu giải thưởng cho tác giả độc lập trong lĩnh vực văn học là "tiểu thuyết, tập truyện ngắn, tập thơ".

Ông Nguyễn Trường Lưu, chủ tịch Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật TP.HCM, thường trực hội đồng giải thưởng, chia sẻ với Tuổi Trẻ ông muốn công chúng "có cái nhìn rộng mở hơn khi nhắc đến văn học".

Cũng như tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ, hồi ký thuộc văn học. Có không ít cuốn hồi ký, truyện ký hấp dẫn, đầy tính văn học. Ông Lưu ví dụ Những ngày thơ ấu của nhà văn Nguyên Hồng là tác phẩm văn học có giá trị.

316112024-1731727003220973928207.jpg

Cuốn hồi ký Gánh gánh... gồng gồng... của nhà văn Xuân Phượng phát hành hơn 25.000 bản

Còn chuyện văn bản quy chế, năm 2022 ông Lưu kể:

"Đã có nhiều văn bản giải trình với các sở, ban, ngành khi cần cập nhật quy chế cho phù hợp với tình hình phát triển thực tế của văn học nghệ thuật... nhưng tới nay vẫn chưa được".

Về cuốn Gánh gánh... gồng gồng... của nhà văn Xuân Phượng, chủ tịch Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật TP.HCM nói ông xin mượn ý của nhà phê bình Văn Giá rằng hồi ký, tự truyện là thể loại bộc lộ cá nhân rõ nét song nếu chỉ dừng ở đó thì sẽ thất bại.

Một tác phẩm thành công, có sức sống lâu bền phải thể hiện được mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng.

Đồng thời cộng hưởng với đời sống, khiến người đọc nghĩ ngợi về cuộc sống của họ, thu lượm được những giá trị xã hội, văn hóa, lịch sử, từ đó có những chuyển biến tích cực, sống tốt hơn và nhân ái hơn.

Theo ông Nguyễn Trường Lưu, tác phẩm của tác giả Xuân Phượng "vượt qua được cái tôi kể lể, đánh bóng mình để đi vào được đời sống văn học và xã hội, được bạn đọc yêu mến".

Trước khi được giải nhì Giải thưởng Văn học nghệ thuật TP.HCM lần thứ ba, Gánh gánh... gồng gồng... được trao giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam và giải thưởng Hội Nhà văn TP.HCM năm 2020.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020