Chuyên mục  


base64-17333045123881942264329.jpeg

Bún cua Gia Lai - Ảnh: ĐĂNG KHƯƠNG

Trên các hội nhóm ẩm thực, bún cua Gia Lai là một trong những món kỳ lạ nhất, làm nhiều người đam mê ăn uống e dè bởi màu sắc "bốc mùi".

Con hẻm đường Nguyễn Gia Trí (TP.HCM), Măm măm Gia Lai là nơi nhiều người tìm đến để thỏa cơn tò mò về món ăn như thế.

Người bán chính hiện tại là anh Trần Trí Nguyên, cháu trai của chủ quán.

Nước lèo đen đục, ngửi được mới ăn được

Điểm khiến nhiều người ăn "chùn chân" nhất là màu sắc. Bún cua Gia Lai có nước lèo xám tro, hơi đen đục, tựa như màu có món ba khía.

Anh Nguyên cho biết nước lèo làm bằng cách xay nhuyễn cua đồng, sau đó ủ lên men để tạo ra mắm cua đặc, đen óng ánh.

img6398-17332974840281884094380.jpg

Bún cua Gia Lai là món được ưa chuộng bởi dân địa phương, ai ngửi được thì mới ăn được - Ảnh: ĐĂNG KHƯƠNG

Sau đó mắm được lọc kỹ bã, thêm vào gia vị và nấu lên để làm nước lèo. Ăn vào có vị mặn theo cách nêm của người miền Trung.

Tuy màu sắc của nước không bắt mắt, nhưng bù lại là màu trắng nõn của bún, xanh tươi của rau, giá khiến người ăn "phát thèm". Trước khi ăn, nhiều người cho thêm mắm nêm vào, trộn đều để phù hợp khẩu vị.

img6391-17332974840251071224382.jpg

Nước lèo cua đồng có màu xám tro đục - Ảnh: ĐĂNG KHƯƠNG

Ngoài vị "độc lạ Gia Lai", bún cua còn làm người ăn "kích thích" bởi mùi thơm đặc trưng. Mùi không quá rõ ràng, nhưng ngửi kỹ, người ăn sẽ nhận ra mùi thơm cua đồng mằn mặn, dân dã, mộc mạc.

Nhưng món ăn "du nhập" vào một vùng miền khác thường khó chiều lòng hết người ăn.

Một số người đánh giá trên Google Maps:

"Mình là dân Gia Lai, đến đây ăn thử thì thấy bún cua không ngon"; "Bún cua ở đây so với mấy quán địa phương ở Gia Lai sao mà lạ lắm"; "Bún cua không đậm vị, nước cua khá nhạt, ăn không giống đặc sản Gia Lai tí nào"...

Anh Nguyên chia sẻ: "Gia đình tôi mang bún cua Gia Lai vào Sài Gòn bán cũng phải cân chỉnh nhiều cho hợp với dân Sài Gòn. Vì cách nêm của người miền Trung rất mặn".

edit-bun-cua-gia-lai-anh-dang-khuong-17333060195381840349201.jpegedit-bun-cua-gia-lai-anh-dang-khuong-17333060425901183346821.jpegimg6389-1733297484024366809021.jpgimg6407-17332974840311274669445.jpgimg6394-17332974840271139347209.jpg

Bánh phồng, hành phi, mắm nêm, rau... làm tăng thêm vị ngon của bún cua Gia Lai - Ảnh: ĐĂNG KHƯƠNG

Với "công thức đổi mới", nhiều người chia sẻ bình luận ngược lại trên Google Maps: "Bún cua ở đây rất đậm bản sắc vùng cao"; "Quán bán bún cua ngon hơn cả khối quán tôi ăn ở Gia Lai"; "Bún đậm mùi lắm, ai không ngửi được sẽ khó ăn. Còn ngửi được thì thấy ngon lắm".

Bún cua thối Gia Lai 'du nhập' vào Sài Gòn thế này là ổn

Bước vào quán, nơi đây có không gian nhỏ, ấm cúng, sạch sẽ. Theo lời anh Trí Nguyên, quán Măm măm Gia Lai mở đến nay đã 8 năm.

img6405-17332974840301088157455.jpg

Quán Măm măm Gia Lai có không gian nhỏ, nhưng sạch sẽ, ấm cúng - Ảnh: ĐĂNG KHƯƠNG

Thực đơn của quán đa dạng. Hầu hết người ăn tại quán sẽ gọi các món khác nhau, chứ không yêu thích riêng món nào. Thế nhưng theo đề xuất của người ăn trên các nhóm ẩm thực, lần đầu đến đây nhất định phải thử bún cua thối Gia Lai.

Anh Nguyên cho biết trước đây nhà anh hay nấu món này trong các bữa ăn gia đình.

Đến nay, khi vào Sài Gòn sinh sống, chú anh bán món này như một cách giúp ẩm thực quê nhà được nhiều người biết đến hơn.

Anh Nguyên kể: "Ban đầu bún cua thối có nguồn gốc ở Bình Định, sau đó mới đem vào Gia Lai và nay là ở Sài Gòn".

Có lẽ vì thế mà tô bún khó lòng mang "hương vị gốc". Một người ăn bình luận trên Facebook: "Bún cua ở đây chỉ giống khoảng 80% lúc mình ăn ở Gia Lai. Nhưng tìm được món này ở Sài Gòn như vầy là ổn lắm rồi".

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020