Chuyên mục  


3-7-ao-dai-truyen-thong-hanh-trinh-tro-lai-17200559663242111935702.jpg

Sách do CLB Đình Làng Việt (Hà Nội) thực hiện, xuất bản bởi NXB Thế Giới với 52 bài viết của 47 tác giả. Sách gồm các phần: Đi tìm giá trị áo dài năm thân, Trở về với truyền thống ông cha và Phụ lục - Ảnh: NHẬT LINH

Tập sách là ấn phẩm kỷ niệm 280 năm ngày Võ vương Nguyễn Phúc Khoát định chế "áo dài năm thân" làm trang phục cho dân chúng Đàng Trong và 10 năm ngày thành lập CLB Đình Làng Việt - nơi hội tụ những người yêu di sản Việt và đau đáu với tà áo dài truyền thống Việt Nam.

Họa sĩ Nguyễn Đức Bình, chủ nhiệm CLB Đình Làng Việt, cho biết các tác giả tham gia viết sách đến từ các vùng miền khác nhau và lĩnh vực khác nhau.

Có người là chính khách, nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu, nhà văn; có người là nhà quản lý, kiến trúc sư, họa sĩ, thiết kế thời trang, nhà báo, nghệ nhân, thậm chí là người nước ngoài hay học sinh, sinh viên...

Tất cả đã tạo thành một tập thể cùng sẻ chia điểm tương đồng là tình yêu với di sản trang phục của tiền nhân để lại.

Đáng chú ý trong cuốn sách này là bài viết của nguyên bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc về câu chuyện ấn định một bộ áo quần của người Việt được xem là quốc phục.

Bài viết thể hiện quan điểm cần quy định rõ ràng về quốc phục để cho những người làm công tác ngoại giao có thể không còn rơi vào cảnh "tự cho mình một kiểu quần áo và tự coi đó là quốc phục" trong những lần dâng quốc thư, bắt đầu cho sứ mệnh ngoại giao.

Tập sách cũng đặt ra câu hỏi đến bao giờ Việt Nam mới có quy định về quốc phục, để chí ít giúp người làm ngoại giao có thể tự tin khoác lên mình trang phục tự hào của người Việt, sánh vai với các quốc gia trên thế giới.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020