Chuyên mục  


download-15-17356432527201784469472-0-0-395-632-crop-1735643255855258426780-1735714753195-1735714753304778581028.jpg

Cách đây một khoảng thời gian, cô Lý (Trung Quốc) có chia sẻ một câu chuyện thu hút khá nhiều sự quan tâm. Cô kể, vào ngày sinh nhật của con trai mình, bố mẹ của cô đã đến từ sáng sớm, mang theo nhiều đặc sản quê nhà và chuẩn bị quà cho cháu.

Cả gia đình đang quây quần vui vẻ thì cô phát hiện ra một điều lạ: đứa trẻ, dù chỉ mới học tiểu học, lại tỏ vẻ không mấy thân thiết với ông bà ngoại, trong khi cứ quấn quýt bên ông nội - người chẳng mang theo món quà nào.

Cô tự hỏi liệu có sự khác biệt nào giữa ông nội và ông ngoại hay không. Rõ ràng cả hai đều là ông của đứa trẻ, đều yêu thương cháu như nhau, nhưng vì sao con lại cư xử như vậy? Liệu có phải con mình còn nhỏ mà đã "lệch lạc"?

Mối quan hệ giữa các thành viên và mức độ thân thiết

Trong văn hóa truyền thống, những xưng hô thứ bậc không chỉ là để phân biệt các thành viên trong gia đình mà còn thể hiện mức độ thân thiết.

Giáo sư Phí Hiếu Thông - một chuyên gia xã hội học nổi tiếng của Trung Quốc từng đưa ra khái niệm "kết cấu vi sai thứ tự", nhấn mạnh rằng các mối quan hệ trong xã hội truyền thống được xây dựng theo mô hình vòng tròn đồng tâm, lấy bản thân làm trung tâm và lan tỏa ra dựa trên quan hệ huyết thống, địa lý.

Trong kết cấu này, vị trí của mỗi người là khác nhau, do đó mức độ thân thiết cũng không giống nhau.

shutterstock175823342jpeg1140x855-1735643312645908639813-1735714753709-17357147537671306820917.jpg

Ảnh minh họa

Vai trò của ông nội và ông ngoại trong gia đình

Trong gia đình, ông nội và ông ngoại đều là những người lớn tuổi trực hệ của cháu. Tuy nhiên, vai trò và ảnh hưởng của họ với trẻ có thể khác nhau.

Từ góc độ vật chất, ông nội và ông ngoại thường hỗ trợ cháu dựa trên khả năng kinh tế và truyền thống gia đình. Những hỗ trợ này không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của trẻ mà còn ảnh hưởng đến cảm nhận và nhận thức của trẻ về tình thân.

Về mặt tình cảm, mức độ gắn bó giữa trẻ với ông nội hoặc ông ngoại phụ thuộc vào môi trường gia đình, bối cảnh văn hóa và tính cách cá nhân. Có gia đình, ông nội thường xuyên tham gia chăm sóc và chơi đùa với cháu, tạo dựng tình cảm sâu sắc. Ngược lại, ở một số gia đình, ông ngoại lại gần gũi với cháu hơn vì mối quan hệ thân thiết với con gái mình – tức mẹ của đứa trẻ.

Trong quá trình trưởng thành, ông nội và ông ngoại với tư cách là những "người quan trọng" của trẻ sẽ có tác động sâu sắc đến sự hình thành nhân cách của trẻ. Ông nội có thể truyền đạt các giá trị gia đình và kỳ vọng về vai trò của nam giới, trong khi ông ngoại thường nhấn mạnh tính độc lập và phát triển cá nhân.

Phân tích từ góc độ tâm lý học

Theo lý thuyết gắn bó (Attachment Theory), mối quan hệ giữa trẻ và người chăm sóc có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển tình cảm và khả năng hòa nhập xã hội của trẻ.

Chất lượng tương tác, tần suất giao tiếp và mức độ chia sẻ cảm xúc giữa trẻ với ông nội và ông ngoại sẽ quyết định sự gắn bó và thân thiết giữa họ.

Ngoài ra, theo lý thuyết học tập xã hội (Social Learning Theory), trẻ học cách hành xử và tiếp nhận giá trị qua việc quan sát và bắt chước những người xung quanh. Các hành vi, thái độ và niềm tin của ông nội và ông ngoại sẽ trở thành hình mẫu để trẻ noi theo, từ đó ảnh hưởng đến thói quen và tính cách của trẻ.

download-15-17356432527201784469472-1735714754297-1735714754444657550770.jpg

Ảnh minh họa

Ông nội hay ông ngoại thân với trẻ hơn được quyết định bởi thời gian tiếp xúc và cách cư xử hàng ngày

Mặc dù ông nội và ông ngoại có thể khác nhau về quan niệm và vai trò trong gia đình, nhưng mối quan hệ giữa họ với trẻ vẫn phụ thuộc phần lớn vào tần suất tiếp xúc và cách họ cư xử hàng ngày.

Vì vậy, không thể khẳng định ông nội hay ông ngoại thân thiết hơn, mà cần xét đến hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình.

Mỗi gia đình có những hoàn cảnh khác nhau, và mối quan hệ giữa trẻ với ông nội hay ông ngoại cũng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như môi trường gia đình, bối cảnh văn hóa, tính cách cá nhân và tương tác hàng ngày.

Trong xã hội hiện đại, với sự đa dạng trong cấu trúc gia đình và quan điểm giá trị, mối quan hệ giữa trẻ với ông nội và ông ngoại cũng không ngừng thay đổi và phát triển.

Điều quan trọng là, dù là ông nội hay ông ngoại, đều cần nỗ lực xây dựng một mối quan hệ tích cực, lành mạnh với trẻ, đồng hành và yêu thương trẻ trên hành trình trưởng thành. Những tiếp xúc và gắn bó hàng ngày sẽ là tài sản quý giá nhất trong mối quan hệ gia đình.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020