Đến năm 2026, thế hệ Gen Y và Gen Z dự kiến sẽ chiếm 75% số lượng người mua hàng hóa xa xỉ. Những vị khách trẻ tuổi khó tính, chi tiêu mạnh tay này đang định hình lại thị trường cao cấp và tạo ra các xu hướng mới như bán lại và cho thuê hàng hóa.
Gen Y và Gen Z sẽ trở thành tập khách hàng chính của ngành hàng xa xỉ.Theo báo cáo True-Luxury Global Consumer Insight 2023 của BCG và Quỹ Altagamma, Gen Y và Gen Z đang đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với ngành hàng xa xỉ. Họ tạo ra doanh thu 200 tỷ euro vào năm 2022, gấp đôi năm 2016 và con số này được dự báo sẽ tiếp tục tăng gần gấp đôi vào năm 2026. Nhìn chung, thế hệ trẻ chi tiêu nhiều hơn 15% so với các nhóm tuổi khác nên sẽ đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của ngành.
Sự gia tăng của xu hướng bán lại và cho thuê
Những người trẻ tuổi tạo ra rất nhiều xu hướng tiêu dùng mới.Gen Y và Gen Z đang góp phần thúc đẩy xu hướng bán lại và cho thuê hàng xa xỉ trên thị trường. Theo khảo sát năm 2022, một phần ba người tiêu dùng cho biết họ đã mua hàng xa xỉ đã qua sử dụng (tương đương tăng 7 điểm so với năm 2020), trong đó 22% chọn thuê đồ xa xỉ (tương đương tăng 4 điểm trong hai năm). Cả hai xu hướng trên đều ghi nhận tập khách hàng chủ yếu thuộc Gen Y và Gen Z, với 35% đã mua hàng xa xỉ đã qua sử dụng và 26% đã thuê hàng xa xỉ trong năm qua.
Người tiêu dùng tìm kiếm trải nghiệm được cá nhân hóa
Khách hàng trẻ tuổi quan tâm đến trải nghiệm khi mua sắm.Người tiêu dùng trẻ tuổi đang có nhu cầu rất cao đối với các mặt hàng xa xỉ nhưng đồng thời họ cũng rất khó tính khi nói đến trải nghiệm khách hàng. Các thương hiệu cao cấp đã thực hiện rất nhiều thay đổi để làm gia tăng mức độ hài lòng của người mua.
Tuy nhiên theo khảo sát, chỉ 50% người tiêu dùng cảm thấy vui lòng với trải nghiệm mua sắm của họ và 11% thậm chí còn đánh giá ở mức thất vọng. Báo cáo cho biết rất ít thương hiệu xa xỉ có khả năng cân đối trải nghiệm khách hàng ở cả nền tảng trực tuyến và mua trực tiếp ở cửa hàng. Ở châu Âu, cứ 5 người thuộc Gen Z thì có 1 người cảm thấy thất vọng với trải nghiệm mua sắm trực tuyến. Trong khi đó, chỉ 1 trên 10 người thuộc thế hệ boomers (năm 1946 đến 1964) có cảm xúc tương tự.
Các doanh nghiệp phải "đau đầu" nghĩ chính sách mới để chiều lòng khách hàng.Những nhu cầu mới này đang khiến các thương hiệu xa xỉ phải suy nghĩ lại về cách thức tiếp cận và giữ chân người tiêu dùng trẻ tuổi. Theo Joël Hazan, giám đốc điều hành của BCG và chuyên gia trong lĩnh vực xa xỉ, các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo AI và Web3 có thể mang đến trải nghiệm siêu cá nhân hóa cho khách hàng. Những công cụ này đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng mong đợi của các khách hàng trẻ - những người tiếp xúc rất nhiều với kỹ thuật số. Trung Quốc đã sớm đưa công nghệ vào trải nghiệm mua sắm cho khách hàng. Theo báo cáo, khoảng một nửa (46%) giao dịch mua hàng trong nước được thực hiện trực tuyến, trong đó chỉ có 13% người mua hàng xa xỉ cho biết họ không hài lòng.
Ngành hàng xa xỉ được dự đoán sẽ tăng trưởng chóng mặt trong tương lai.Thị trường hàng xa xỉ quốc tế đang cho thấy sự tăng trưởng vững chắc trên toàn thế giới. Thi trường dự kiến sẽ trị giá khoảng 1.300 tỷ euro vào năm 2026, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 6% từ năm 2022 đến năm 2026.