Chuyên mục  


Giá dầu duy trì vững

Giá dầu duy trì vững sau 2 phiên tăng liên tiếp lên mức cao chưa từng thấy trong 1 năm, sau số liệu tồn trữ dầu thô hàng tuần của Mỹ giảm mạnh, trong khi tồn trữ nhiên liệu tăng hơn so với dự kiến.

Chốt phiên giao dịch ngày 3/6, dầu thô Brent giảm 4 US cent, sau khi đạt mức cao nhất kể từ tháng 5/2019 trong đầu phiên giao dịch và dầu thô Tây Texas WTI giảm 2 US cent xuống 68,81 USD/thùng, trong phiên trước đó tăng 1,5% lên 69,4 USD/thùng – cao nhất kể từ tháng 10/2018.

Trong tuần trước, tồn trữ dầu thô của Mỹ giảm 5,1 triệu thùng so với dự kiến giảm 2,4 triệu thùng, trong khi tồn trữ xăng tăng 1,5 triệu thùng và tồn trữ sản phẩm chưng cất tăng 3,7 triệu thùng.

Giá dầu tăng trong mấy ngày qua do kỳ vọng từ các nhà dự báo, bao gồm Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh rằng nhu cầu dầu sẽ vượt cung trong nửa cuối năm 2021.

Ngoài ra, giá dầu cũng được hỗ trợ bởi các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Iran về chương trình hạt nhân Tehran chậm lại, điều này làm giảm bớt kỳ vọng nguồn cung dầu Iran sẽ trở lại thị trường trong năm nay.

Giá khí tự nhiên tiếp đà giảm

Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm do dự báo thời tiết ôn hòa hơn và nhu cầu trong 2 tuần tới thấp hơn so với dự kiến.

Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 7/2021 trên sàn New York giảm 3,4 US cent tương đương 1,1% xuống 3,041 USD/mmBTU.

Giá vàng giảm hơn 2%, bạch kim thấp nhất 2 tháng

Giá vàng giảm 2,3% do số liệu việc làm và dịch vụ của Mỹ tốt hơn so với dự kiến, thúc đẩy đồng USD tăng cao khiến vàng trở nên kém hấp dẫn.

Vàng giao ngay trên sàn LBMA giảm 1,9% xuống 1.871,91 USD/ounce, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ ngày 20/5/2021 (1.864,39 USD/ounce) và vàng kỳ hạn tháng 8/2021 trên sàn New York giảm 1,9% xuống 1.873,3 USD/ounce.

Chỉ số đồng USD tăng 0,7%, khiến vàng trở nên đắt hơn khi mua bằng tiền tệ khác, trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ cũng tăng.

Đồng thời, giá bạch kim giảm 2,7% xuống 1.156,96 USD/ounce, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ cuối tháng 3/2021.

Giá đồng giảm dưới ngưỡng 10.000 USD/tấn

Giá đồng và các kim loại công nghiệp khác giảm xuống mức thấp nhất 5 tuần, do số liệu việc làm của Mỹ tăng mạnh làm gia tăng lo ngại chính sách tiền tệ có thể thắt chặt.

Giá đồng trên sàn London giảm 3,1% xuống 9.829,5 USD/tấn, sau khi chạm 9.762 USD/tấn – thấp nhất kể từ ngày 28/4/2021. Trong đầu tháng 5/2021, giá đồng đạt mức cao kỷ lục 10.747,5 USD/tấn và tăng gần 40% kể từ đầu năm 2021.

Thị trường chứng khoán thế giới giảm từ mức cao kỷ lục và đồng USD tăng mạnh, khiến đồng trở nên đắt hơn khi mua bằng tiền tệ khác.

Tại Trung Quốc – nước tiêu thụ kim loại lớn nhất thế giới – đồng CNY giảm phiên thứ 4 liên tiếp từ mức cao nhất 3 năm so với đồng USD, đã ảnh hưởng đến nhu cầu.

Giá than cốc cao nhất 3 tuần, thép và quặng sắt đều tăng

Giá than cốc tại Trung Quốc tăng 6% lên mức cao nhất 3 tuần, được thúc đẩy bởi lo ngại nguồn cung và nhu cầu từ các nhà máy thép suy giảm.

Trên sàn Đại Liên, giá than cốc kỳ hạn tháng 9/2021 tăng 4,5% lên 2.695 CNY (421,65 USD)/tấn – cao nhất kể từ ngày 13/5/2021, trong đầu phiên giao dịch giá than cốc tăng 6% lên 2.733 CNY/tấn. Giá than luyện cốc tăng 0,8% lên 1.879 CNY/tấn. Giá quặng sắt tăng 1,9% lên 1.194 CNY/tấn và giá quặng sắt 62% Fe giao ngay không thay đổi ở mức 206,5 USD/tấn, công ty SteelHome cho biết.

Đồng thời, trên sàn Thượng Hải giá thép cây kỳ hạn tháng 10/2021 tăng 1,7% lên 5.148 CNY/tấn, giá thép cuộn cán nóng tăng 2,1% lên 5.490 CNY/tấn, giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 7/2021 tăng 0,2% lên 16.090 CNY/tấn.

Thị trường dự kiến sản lượng than cốc tại tỉnh Sơn Đông sẽ ở mức dưới 32 triệu tấn trong năm nay. Trong 4 tháng đầu năm 2021, tỉnh này đã sản xuất 11,14 triệu tấn than cốc.

Giá cao su tăng

Giá cao su tại Nhật Bản tăng lần đầu tiên trong 5 phiên, sau số liệu cho thấy tốc độ tiêm chủng virus corona tăng, điều này có thể thúc đẩy nền kinh tế và nhu cầu đối với các mặt hàng công nghiệp.

Giá cao su kỳ hạn tháng 11/2021 trên sàn Osaka tăng 3,5 JPY tương đương 1,5% lên 241,1 JPY/kg.

Đồng thời, giá cao su kỳ hạn tháng 9/2021 trên sàn Thượng Hải tăng 1,3% lên 13.375 CNY/tấn.

Giá cà phê đồng loạt giảm tại Việt Nam, Indonesia, New York và London

Giá cà phê xuất khẩu tại Việt Nam giảm, khi giá cà phê robusta tại London trong tuần trước tăng do lo ngại nguồn cung, trong khi giá cà phê tại Indonesia giảm do nguồn cung tăng.

Giá cà phê robusta xuất khẩu của Việt Nam (loại 2, 5% đen & vỡ) có mức trừ lùi 40 USD/tấn và được chào giá cộng 20 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 9/2021 trên sàn London, khi giá cà phê thị trường London đạt mức cao nhất 2 năm do triển vọng nguồn cung thắt chặt. Tại thị trường nội địa, cà phê nhân xô được bán với giá 34.200-35.300 VND (1,48-1,53 USD)/kg, tăng so với mức giá 33.400-34.300 VND/kg cách đây 1 tuần.

Tại Indonesia, giá cà phê robusta loại 4 (80 hạt lỗi) chào bán ở mức cộng 60 USD/tấn hợp đồng kỳ hạn tháng 9/2021, giảm so với mức cộng 110 USD/tấn hợp đồng kỳ hạn tháng 7/2021 cách đây 1 tuần. Trong tháng 5/2021, tỉnh Lambung Indonesia đã xuất khẩu 5.575,5 tấn cà phê robusta, giảm gần 41% so với tháng 5/2020.

Tại New York, giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 7/2021 giảm 3,55 US cent tương đương 2,2% xuống 1,576 USD/lb, sau khi đạt mức cao nhất 4,5 năm (1,6675 USD/lb) trong ngày 1/6/2021.

Tại London, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 7/2021 giảm 12 USD tương đương 0,7% xuống 1.589 USD/tấn.

Giá đường giảm

Giá đường thô kỳ hạn tháng 7/2021 trên sàn ICE giảm 0,25 US cent tương đương 1,4% xuống 17,43 US cent/lb.

Đồng thời, giá đường trắng kỳ hạn tháng 8/2021 trên sàn London giảm 4,9 USD tương đương 1,1% xuống 459,6 USD/tấn.

Giá đậu tương, lúa mì và ngô đều giảm

Giá đậu tương và ngô trên sàn Chicago giảm, do dự báo thời tiết tại Mỹ khô và nóng có thể ảnh hưởng đến năng suất cây trồng song tác động vẫn không chắc chắn.

Trên sàn Chicago, giá đậu tương kỳ hạn tháng 7/2021 giảm 14-1/4 US cent xuống 15,48-1/4 USD/bushel, trong khi giá đậu tương vụ mới kỳ hạn tháng 11/2021 giảm 11-3/4 US cent xuống 14,02 USD/bushel. Giá ngô kỳ hạn tháng 7/2021 giảm 19-1/4 US cent xuống 6,55-3/4 USD/bushel, trong khi giá ngô vụ mới kỳ hạn tháng 12/2021 giảm 12-1/4 US cent xuống 5,6-1/4 USD/bushel. Giá đậu tương kỳ hạn tháng 7/2021 giảm 1,33 US cent xuống 69,15 US cent/lb, sau khi đạt 72,13 US cent/lb – cao nhất kể từ năm 2011. Giá lúa mì kỳ hạn tháng 7/2021 giảm 16-1/2 US cent xuống 6,71 USD/bushel.

Giá gạo giảm tại Việt Nam và Thái Lan, không thay đổi tại Ấn Độ

Giá xuất khẩu gạo tại Việt Nam giảm, do khách mua hàng chuyển sang mua gạo giá rẻ hơn từ trung tâm khác, trong khi khu vực trồng lúa gạo lớn nhất Việt Nam phải đối mặt với sự bùng phát Covid -19 trở lại.

Đối với loại 5% tấm, giá gạo Việt Nam giảm xuống 485-490 USD/tấn, sau khi không thay đổi ở mức 490-495 USD/tấn cách đây 4 tuần.

Các khách mua hàng cũng chuyển sang các nhà cung cấp tại Thái Lan và Ấn Độ, nơi có giá tương đối rẻ hơn Việt Nam, đồng thời các nhà xuất khẩu cũng gặp khó khăn do chi phí vận chuyển tăng cao.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2021 giảm 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo hàng đầu, giá gạo 5% tấm không thay đổi trong tuần thứ 2 liên tiếp ở mức 382-388 USD/tấn cách đây 1 tuần.

Tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm giảm xuống 457-468 USD/tấn so với 457-485 USD/tấn tuần trước đó.

Giá dầu cọ vẫn cao nhất 2 tuần

Giá dầu cọ tại Malaysia tăng lên mức cao nhất 2 tuần, theo xu hướng thị trường nông sản toàn cầu tăng do lo ngại về thời tiết tại Mỹ và thông tin nước mua dầu thực vật hàng đầu - Ấn Độ - có thể cắt giảm thuế nhập khẩu, nhằm giảm giá thị trường nội địa.

Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 8/2021 trên sàn Bursa Malaysia tăng 58 ringgit tương đương 1,42% lên 4.150 ringgit (1.007,28 USD)/tấn, trong phiên có lúc tăng 4,1% lên mức cao nhất kể từ ngày 20/5/2021. Tính đến nay, giá dầu cọ giảm khoảng 6% kể từ mức cao kỷ lục trong ngày 12/5/2021.

Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 04/6

Minh Quân

Theo Trí thức trẻ

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020