Chuyên mục  


Động thái này là do những lo ngại về kế hoạch xả nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ thảm họa hạt nhân Fukushima năm 2011 ra biển.

 Dù kế hoạch này được Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) thông qua hôm 4-7 nhưng Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho rằng nó "không phản ánh đầy đủ ý kiến của các chuyên gia", do đó họ sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng. 

Ngay sau thảm họa năm 2011, Trung Quốc đã cấm nhập khẩu thực phẩm và nông sản từ 5 tỉnh của Nhật Bản, sau đó chốt lại 10 tỉnh như hiện nay.

16-fukushima-16887418080091672851242.jpg

Các bể chứa nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 ở thị trấn Okuma, tỉnh Fukushima - Nhật Bản Ảnh: KYODO

Trả lời Reuters, người đứng đầu IAEA Rafael Grossi thừa nhận có một hoặc hai nhóm chuyên gia quốc tế "có thể đã lo ngại" nhưng quyết định cuối cùng của IAEA là "bật đèn xanh" cho kế hoạch của Nhật Bản. 

  • Nhật Bản xử lý nước thải nhiễm phóng xạ ra sao?

Ông Grossi mô tả đây là quyết định "hoàn hảo về mặt khoa học", được sự đồng thuận của các nhóm chuyên gia đến từ 11 quốc gia là Argentina, Úc, Canada, Pháp, Quần đảo Marshall, Hàn Quốc, Nga, Anh, Mỹ, Việt Nam, Trung Quốc - vốn được IAEA thành lập từ năm 2021 để đánh giá sự an toàn của kế hoạch xả nước Fukushima.

Cũng trong ngày 7-7, Bộ trưởng phụ trách Văn phòng Điều phối chính sách chính phủ Hàn Quốc Bang Moon-kyu xác nhận nồng độ chất phóng xạ trong lượng nước được Nhật Bản xử lý đã đáp ứng các tiêu chuẩn xả ra đại dương. Hàn Quốc cho biết họ tôn trọng sự chấp thuận của IAEA. 

Sự đồng thuận của Hàn Quốc được đưa ra sau khi 2 cơ quan giám sát hạt nhân trong nước này tiến hành đánh giá độc lập. 

Cùng ngày, Cơ quan Quản lý hạt nhân của Nhật Bản đã phê duyệt cho Công ty Điện lực Tokyo (Tepco), đơn vị điều hành Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima số 1 bị phá hủy năm 2021, bắt đầu xả hơn 1 triệu tấn nước phóng xạ đã qua xử lý.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020