Chuyên mục  


tongthongngaputinreuters-crop-1671165962530.jpeg

Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Tass).

"Bằng cách này hay cách khác, tất cả các cuộc xung đột vũ trang đều kết thúc bằng một số hình thức đàm phán ngoại giao. Chúng tôi chưa bao giờ từ chối (các cuộc đàm phán). Chính lãnh đạo Ukraine đã tự cấm mình tổ chức các cuộc đàm phán", Tổng thống Putin nói với các phóng viên hôm 22/12.

Theo Tổng thống Putin, chính quyền Ukraine phải thừa nhận sự cần thiết của các cuộc đàm phán.

"Tất nhiên, sớm hay muộn, bất kỳ bên nào trong cuộc xung đột sẽ ngồi xuống và đàm phán. Những người chống lại chúng tôi nên nhận ra điều này càng sớm càng tốt. Chúng tôi chưa bao giờ từ bỏ điều đó", ông Putin cho biết.

Tổng thống Putin cho biết Moscow sẽ cố gắng đảm bảo rằng cuộc xung đột ở Ukraine kết thúc càng sớm càng tốt.

"Bộ Quốc phòng tổ chức các cuộc họp báo về (chiến dịch quân sự đặc biệt) hàng ngày, báo cáo với công chúng và chính quyền về những diễn biến hiện tại. Vì vậy, chúng tôi sẽ cố gắng đảm bảo rằng xung đột sẽ kết thúc, và tất nhiên càng sớm càng tốt", ông Putin nhấn mạnh.

Khi được hỏi liệu ông có thấy bất kỳ mối đe dọa nào khiến chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine sẽ bị kéo dài hay không, Tổng thống Putin nói: "Về những gì đang xảy ra và diễn biến như thế nào. Tôi đã nói nhiều lần rằng sự gia tăng các hoạt động quân sự dẫn đến những tổn thất không cần thiết".

Những bình luận trên của Tổng thống Nga được đưa ra sau khi Tổng thống Ukraine Zelensky thực hiện chuyến công du bất ngờ và chớp nhoáng đến Mỹ ngày 21/12 theo lời mời của chính quyền Tổng thống Joe Biden. Nhân dịp này, ông Biden khẳng định, Mỹ và các đồng minh sẽ tiếp hỗ trợ cho Ukraine đến chừng nào còn cần thiết.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov gần đây tuyên bố Moscow sẵn sàng tiếp tục các cuộc đàm phán về Ukraine. Ông lưu ý rằng Nga sẵn sàng lắng nghe ý kiến của các quan chức phương Tây nếu họ đưa ra đề xuất về việc đối thoại nhằm hạ nhiệt căng thẳng, nhưng phải tính đến lợi ích của Moscow. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng đề xuất rằng các cuộc đàm phán về Ukraine nên được tiến hành trước tiên với Washington vì Kiev đang hành động "theo mệnh lệnh từ bên ngoài".

Tại hội nghị thượng đỉnh G20 hồi tháng 11, Tổng thống Zelensky đã nêu "công thức hòa bình" gồm 10 điểm nhằm chấm dứt xung đột Nga - Ukraine. Các đề xuất bao gồm đảm bảo an ninh hạt nhân, phóng xạ; an ninh lương thực, năng lượng; thả toàn bộ tù binh; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc, khôi phục toàn vẹn lãnh thổ cho Ukraine và trật tự thế giới; Nga phải rút quân và ngừng các hành động thù địch, tránh leo thang căng thẳng và bồi thường thiệt hại chiến tranh.

Mặc dù phát tín hiệu sẵn sàng đàm phán, song Tổng thống Zelensky nhấn mạnh Ukraine sẽ "không thỏa hiệp về độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ" để có được hòa bình. Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng, các đề xuất hòa đàm mà Ukraine đưa ra là "phi thực tế và không đầy đủ". 

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020