Chuyên mục  


ducreuters-1680753040781.jpg

Phó Thủ tướng Đức Robert Habeck (Ảnh: Reuters).

"Chúng ta không nên nghiêng về bên nào trong cuộc xung đột này. Điều quan trọng là phải luôn giữ khoảng cách", ông Habeck phát biểu trên đài phát thanh Deutschlandfunk ngày 5/4. Khi trả lời câu hỏi về lằn ranh đỏ của Berlin trong hoạt động viện trợ cho Kiev, ông nhấn mạnh rằng đó là sự hiện diện của quân đội Đức ở Ukraine.

Ngày 3/4, ông Habeck, cùng với một phái đoàn nhỏ đại diện cho các doanh nghiệp Đức, đã đến Kiev trong một chuyến thăm không báo trước. Chương trình nghị sự cho chuyến đi bao gồm tái thiết tương lai của Ukraine và hợp tác năng lượng. Đây là chuyến thăm đầu tiên của Phó Thủ tướng Đức tới Ukraine kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại quốc gia láng giềng.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng nhiều lần chỉ ra rằng, Đức và NATO nói chung sẽ không tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraine, mặc dù phương Tây sẽ tiếp tục viện trợ vũ khí cho Kiev.

Mỹ và các đồng minh phương Tây liên tục cung cấp khí tài quân sự cho Ukraine kể từ khi xung đột ở quốc gia này nổ ra cách đây hơn một năm. Hôm 4/4, Mỹ công bố khoản viện trợ quân sự bổ sung trị giá 2,6 tỷ USD cho Kiev, bao gồm ba radar giám sát trên không, tên lửa chống tăng và xe tải nhiên liệu. Mỹ đã cung cấp hơn 35 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự. Đức cũng là một trong những bên viện trợ lớn.

Hiện tại, giới chức phương Tây được cho là đang thảo luận tích cực về cuộc xung đột Nga - Ukraine, đặc biệt là kế hoạch phản công tiềm năng của Kiev. Đức, Anh và một số nước đã bắt đầu chuyển xe tăng chiến đấu chủ lực và xe tác chiến bộ binh hiện đại cho Ukraine.

Ông Serhiy Zgurets, giám đốc Defense Express, cho biết: "Vấn đề về cuộc phản công của chúng tôi đang được giới chính trị Mỹ và châu Âu tích cực thảo luận, có lẽ là quá mức".

Ông viết trên trang web Espreso TV rằng, các nhà ngoại giao Ukraine sẽ phải thuyết phục đồng minh phương Tây rằng một cuộc tiến công duy nhất sẽ không đủ để đẩy lùi quân đội Nga và giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ.

"Điều đó có nghĩa là việc huấn luyện binh lính của chúng ta ở các quốc gia thành viên NATO, việc đảm bảo trang thiết bị và đạn dược mà chúng ta cần và việc lên kế hoạch để xác định thời điểm và địa điểm bắt đầu cuộc phản công, nên được thực hiện ở nhiều nơi cùng một lúc".

Trong một diễn biến liên quan khác, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 5/4 đã bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc sau khi ông và người đồng cấp Mỹ Joe Biden nhất trí nỗ lực tìm cách để nhanh chóng kết thúc cuộc xung đột ở Ukraine.

Phát biểu trước thềm cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Macron bày tỏ mong muốn hợp tác với Trung Quốc vì "hòa bình và ổn định". Ông cho rằng, Bắc Kinh sẽ có "vai trò chính" trong việc tìm kiếm con đường hòa bình ở Ukraine.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020