Chuyên mục  


benh-nhi-ngo-doc-17150794540941346342751.jpg

Bệnh nhi ngộ độc sau ăn bánh mì đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai - Ảnh: A.B.

Chiều 7-5, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bà Võ Thị Ngọc Lắm - phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai - xác nhận trong các mẫu thực phẩm lấy tại tiệm bánh mì Cô Băng có tỉ lệ lớn vi khuẩn Salmonella.

Theo đó, phần lớn các mẫu thực phẩm lấy từ tiệm bánh mì Cô Băng, mẫu bệnh phẩm, mẫu phân… lấy từ các bệnh nhân có tỉ lệ nhiễm khuẩn Salmonella cao. Ngoài ra, một số mẫu khác nhiễm khuẩn E.coli và một số vi khuẩn khác.

Theo Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 6-5, toàn tỉnh có 547 bệnh nhân vào viện theo dõi và điều trị. Trong đó gần 400 trường hợp đã xuất viện, tiếp tục theo dõi tại nhà.

Bệnh nhi tiên lượng rất nặng đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp tục có tiến triển tốt, đã có nhiều phản xạ tự nhiên hơn. Các ca bệnh nặng khác sức khỏe cũng đã ổn định, dự kiến có thể xuất viện trong vài ngày tới.

Trước đó, kết quả xét nghiệm tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) xác định mẫu phân của một bệnh nhi ngộ độc thực phẩm tại Đồng Nai sau khi ăn bánh mì có vi khuẩn Salmonella.

Đây là kết quả của bệnh nhi P.H.M. (14 tuổi, Đồng Nai) với chẩn đoán nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn, nghi ngờ ngộ độc thực phẩm.

Tối 7-5, Sở Y tế Đồng Nai tiếp tục thông tin về vụ ngộ độc thực phẩm khiến hơn 500 người nhập viện sau ăn bánh mì tại TP Long Khánh.

Cụ thể, Viện Y tế công cộng TP.HCM và các bệnh viện đã lấy 29 mẫu bệnh phẩm đưa đi xét nghiệm bằng phương pháp PCR và cấy phân tìm tác nhân gây ngộ độc.

Kết quả, có 16/29 mẫu dương tính đồng thời với 2 chủng vi khuẩn Salmonella và E.coli, 9/29 mẫu đương tính với vi khuẩn E.coli.

Ngoài ra, kết quả kiểm nghiệm mẫu thực phẩm lấy tại cơ sở bánh mì trên ghi nhận 4/8 mẫu thực phẩm như patê, thịt heo đã qua chế biến, chả lụa, dưa muối chua có kết quả phát hiện vì khuân Salmonella.

"Qua phân tích, các kết quả xét nghiệm trên có thể kết luận nguyên nhân ra vụ gây ngộ độc thực phẩm có liên quan đến vi khuẩn Salmonella", Sở Y tế Đồng Nai kết luận.

Cũng theo Sở Y tế Đồng Nai, tính đến 16h30 ngày 7-5, sau 7 ngày xảy ra ngộ đốc có 547 bệnh nhân nhập viện theo dõi, điều trị sau khi ăn bánh mì. Đặc biệt, trong ngày không ghi nhận ca nhập viện mới.

Đến nay, có 466 bệnh nhân đã xuất viện tiếp tục theo đổi tại nhà, còn 81 người đang theo dõi, điều trị tại các bệnh viện.

Trong đó, ca bệnh nặng nhất đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp tục có tiến triển tốt, sinh hiệu ổn định, hết sốt.

Theo dự kiến, bệnh nhi có thể cai máy thở trong 1-2 ngày tới. Các bệnh nhân nặng khác sức khỏe cũng đã ổn định.

Vi khuẩn Salmonella gây ngộ độc nguy hiểm ra sao?

Vi khuẩn Salmonella là vi khuẩn đường ruột, có trong phân người, động vật bị nhiễm bệnh và môi trường. Hầu hết, các trường hợp bệnh đều do tiêu thụ thực phẩm hoặc sử dụng nguồn nước ô nhiễm có chứa Salmonella.

Thời gian ủ bệnh khi nhiễm Salmonella từ 6 - 72 giờ sau khi ăn, thông thường từ 18 - 36 giờ sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau quặn bụng, tiêu chảy, ớn lạnh, sốt. Một số ít người còn bị buồn nôn ói mửa.

Các triệu chứng trên thường kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Trong đó, tiêu chảy có thể kéo dài tới 10 ngày. Một số ít trường hợp có thể bị biến chứng nặng nếu nhiễm Salmonella lan rộng, xuyên qua ruột, có thể dẫn đến tử vong.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020