Chuyên mục  


Hóa ra trước đây bác sĩ từng mặc áo blouse trắng vào phòng mổ nhưng phải thay đổi vì 1 lý do 

Áo blouse trắng từ lâu đã trở thành biểu tượng của ngành y, thể hiện sự sạch sẽ và chuyên nghiệp. Thế nhưng, nếu bạn bước vào phòng phẫu thuật ngày nay, màu sắc chủ đạo bạn thấy sẽ không phải màu trắng mà là xanh lá cây hoặc xanh lam.

Trước kia, áo của bác sĩ, và dụng cụ trong phòng mổ đều mang màu trắng. Một số người nghĩ rằng sự thay đổi này nhằm tránh các vết bẩn khó giặt tẩy. Tuy nhiên, sự thật lại phức tạp hơn thế.

static-imagesvnncdnnet-vpsimagespublish-000001-000003-2024-10-4-dao-mo-1-15649-1733219301023517061197.jpg

Theo BS Nguyễn Xuân Tuấn (Bệnh viện Ung Bướu Hưng Việt): Trong môi trường phòng mổ, ánh sáng mạnh từ đèn phẫu thuật kết hợp với màu trắng có thể khiến ánh sáng phản xạ quá mức. Điều này không chỉ gây lóa mắt mà còn làm cho các bác sĩ nhanh chóng mỏi mắt và mất tập trung, đặc biệt trong những ca mổ kéo dài.

Hơn nữa, trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ thường xuyên phải nhìn vào các hình ảnh màu đỏ của máu và các cơ quan bên trong cơ thể. Việc sử dụng đồ trắng khiến sự tương phản quá lớn, làm giảm khả năng phân biệt các sắc thái đỏ khác nhau. 

Điều này có thể dẫn đến hiện tượng "quá bão hòa thị giác", khiến bác sĩ khó nhận biết các chi tiết quan trọng, tăng nguy cơ sai sót y khoa.

Tại sao áo trong phòng phẫu thuật lại là màu xanh mà không phải màu sắc nào khác?

Màu xanh lá cây hoặc xanh lam đã được lựa chọn thay thế bởi chúng mang lại lợi ích thị giác vượt trội. Đây là những màu tương phản với màu đỏ, giúp làm mới cảm nhận thị giác của bác sĩ. 

Khi nhìn vào màu xanh, mắt được thư giãn, giảm mẫn cảm với màu đỏ và dễ dàng nhận biết sự khác biệt nhỏ giữa các sắc thái đỏ trong cơ thể bệnh nhân.

phau-thuat-542-1733219301057539689158.jpg

Màu xanh lá cây hoặc xanh lam đã được lựa chọn thay thế màu trắng bởi chúng mang lại lợi ích thị giác vượt trội.

Không chỉ vậy, những màu sắc này còn giúp hệ thần kinh bớt căng thẳng trong môi trường phẫu thuật đầy áp lực. Khi sử dụng đồng phục xanh lá cây hoặc xanh lam, các bác sĩ không cần phải tìm một vật dụng màu xanh để "giải tỏa mắt" mà có thể tự nhiên nhìn vào đồng phục của mình.

Hơn nữa nếu mặc đồ trắng, những vết đỏ sẽ trở nên quá nổi bật, gây thêm áp lực thị giác. Ngược lại, trên nền xanh, các vết máu chuyển thành màu đen hoặc nâu, giúp giảm bớt sự khó chịu và không làm rối loạn tầm nhìn.

Tóm lại, sự thay đổi từ áo blouse trắng sang đồng phục màu xanh lá cây hoặc xanh lam không chỉ là một giải pháp để tránh vấy bẩn đồ như nhiều người nghĩ.

Đó còn là một bước tiến khoa học trong ngành y, giúp bác sĩ cải thiện hiệu quả công việc, đảm bảo độ chính xác trong những ca phẫu thuật kéo dài hàng giờ.

Vì vậy, nếu như chúng ta trông thấy các bác sĩ trong bộ đồ phẫu thuật màu xanh thì hãy hiểu rằng sự thay đổi màu sắc quần áo không chỉ mang tính biểu tượng mà còn cứu sống hàng triệu bệnh nhân.

Một vài quy định trong phòng phẫu thuật mà có thể bạn chưa biết

  • Vì sao trước khi phẫu thuật, bệnh nhân được yêu cầu phải nhịn ăn uống? Hóa ra lý do xuất phát từ 1 bí mật rất tế nhị

Bên cạnh việc sử dụng đồng phục màu xanh hoặc xanh lam, các nhân viên y tế trong phòng mổ cần tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc vô khuẩn và an toàn. Bao gồm:

- Cần giữ gìn vùng vô khuẩn: Các khu vực và dụng cụ đã được khử trùng phải luôn được bảo vệ tránh nhiễm bẩn. 

- Trước khi phẫu thuật, bác sĩ phải rửa tay đúng cách: Rửa tay phẫu thuật thường kéo dài từ 5 đến 10 phút. Các bác sĩ phải lấy một lượng dung dịch sát khuẩn, tạo bọt và rửa kỹ từng ngón tay, giữa các kẽ ngón tay, mặt lưng, lòng bàn tay. Thời gian làm sạch từng ngón tay thường kéo dài ít nhất 30 giây/ngón. Bác sĩ cần rửa tay dưới vòi nước chảy liên tục. Sau đó, phải lau khô tay bằng khăn vô trùng hoặc để tay khô tự nhiên. Sau khi tay đã khô hoàn toàn, bác sĩ sử dụng găng tay vô trùng để đảm bảo không có sự tiếp xúc với bất kỳ bề mặt không sạch nào.

photo-1733222354782-17332223556011442818523.jpeg

- Trang phục bảo hộ: Mặc đúng quy định với áo choàng, mũ, khẩu trang, kính bảo hộ và găng tay vô khuẩn. 

- Hạn chế di chuyển không cần thiết: Giảm thiểu di chuyển trong phòng mổ để tránh nhiễm khuẩn vùng vô khuẩn. 

- Quản lý chất thải y tế: Xử lý chất thải đúng quy trình để bảo vệ môi trường và ngăn ngừa lây nhiễm. 

Ngoài ra, đội ngũ phẫu thuật viên cần đảm bảo tất cả các nguyên tắc vô khuẩn được tuân thủ trong suốt quá trình phẫu thuật. 

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020