Mật ong được biết đến là một sản phẩm tự nhiên có lợi cho sức khỏe của con người. Do đó, nhiều người có thói quen uống mật ong hàng ngày như một vị “thuốc bổ” để tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, do mật ong ngọt và chứa một lượng đường đáng kể nên có nhiều người lo ngại rằng, việc uống mật ong có thể làm tăng đường huyết và dẫn đến mắc tiểu đường. Vậy điều này đúng hay sai ?
Mật ong ảnh hưởng thế nào đến đường huyết?
Mật ong là loại chất lỏng đặc sệt, có màu vàng óng hơi nâu, có vị ngọt, được lấy trực tiếp từ sáp ong do các ong thợ thu thập từ các loại hoa. Trong mật ong có chứa đường sucrose, nước, vitamin và khoáng chất… rất tốt cho sức khỏe. Theo số liệu của bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, mỗi thìa mật ong thô cung cấp khoảng 60 calo và 17 gram carbohydrate. Do đó, khi tiêu thụ loại thực phẩm này sẽ tác động đến lượng đường trong máu. Tuy nhiên các chuyên gia cho biết nếu so sánh mật ong với các loại đường khác thì mật ong có ít tác động với đường huyết hơn.
Một cuộc nghiên cứu đã được các chuyên gia thực hiện để đo lượng đường trong máu của những người tham gia trong một và hai giờ sau khi uống mật ong. Kết quả cho thấy rằng khi tiêu thụ mật ong, lượng đường trong máu đạt đỉnh điểm sau một giờ, sau đó giảm dần. Hai giờ sau khi uống mật ong, lượng đường trong máu thấp hơn so với giờ đầu tiên. Còn lượng đường trong máu khi ăn glucose cao hơn so với dùng mật ong trong giờ đầu tiên và tiếp tục tăng ngay cả trong giờ thứ hai.
Phụ nữ già đi sẽ có 4 dấu hiệu cảnh báo, "chiếm" 2 trong số đó thì chứng tỏ bạn đang lão hóa theo ngày
Không những thế, các nhà khoa học tại Anh đã có báo cáo cho thấy mật ong có khả năng cải thiện đáng kể lượng đường huyết trong máu. Bên cạnh đó, việc sử dụng mật ong cũng được chứng minh làm tăng mức insulin trong cơ thể chỉ sau 60 phút và giúp giảm đường huyết nhanh chóng.
Điều này cho thấy mật ong cũng an toàn với những người bị bệnh tiểu đường nhưng trong trường hợp họ chỉ được sử dụng loại thực phẩm này trong một mức cho phép. Mặt khác, nhờ có tính chống viêm và chống oxy hóa, mật ong có thể giúp người bệnh giảm thiểu biến chứng của bệnh tiểu đường.
Có thể nói, dù mật ong có lợi cho sức khỏe, nhưng việc lạm dụng nó cũng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng ngay cả với những người bình thường. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo người trưởng thành chỉ nên uống từ 1-2 thìa mật ong (khoảng 5ml) mỗi ngày. Nếu tiêu thụ mật ong hàng ngày với liều lượng lớn hơn khuyến cáo, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Những công dụng khác của mật ong
1. Chữa bỏng
Theo các nghiên cứu, mật ong có hiệu quả rất tốt trong việc điều trị những vết bỏng với khả năng ngăn ngừa được tình trạng nhiễm trùng và đặc biệt làm giảm sưng nề, viêm tấy và làm lành vết thương nhanh chóng. Đồng thời, nó còn có công dụng giúp giảm đau, hạn chế mùi và thu nhỏ kích cỡ của vết thương.
Nếu không may bị bỏng, bạn chỉ cần bôi trực tiếp mật ong lên vết bỏng rồi dùng gạc mỏng băng lại. Hãy thực hiện điều này khoảng 2 – 3 lần/ngày cho đến khi vết thương khô và lên da non là được.
2. Ngăn ngừa trào ngược dạ dày - thực quản
Trong bài viết trên tạp chí British Medical Journal, GS Mahantayya V Math thuộc Đại học Y ở Kamothe (Ấn Độ) cho biết mật ong với độ kết dính gần 126 lần cao hơn độ kết dính của nước – phủ kín thành đường tiêu hóa. Từ đó tạo rào cản ngăn ngừa chứng trào ngược dạ dày – thực quản.
3. Ngăn ngừa ung thư
Mật ong là loại thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn chặn sự hình thành và lây lan của tế bào ung thư. Một số nghiên cứu đã chứng minh tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh như ung thư thận, ung thư phổi…của mật ong trên người bệnh.
4. Tốt cho hệ tiêu hóa
Mật ong cũng là loại thực phẩm giúp giảm táo bón, đầy hơi một cách hiệu quả nhờ tác dụng nhuận tràng nhẹ. Bên cạnh đó, đây cũng là thực phẩm giàu probiotic giúp hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe của hệ miễn dịch và giảm dị ứng một cách hiệu quả.
(Tổng hợp)