Chuyên mục  


Đang khỏe mạnh bỗng phát hiện ung thư phổi giai đoạn 4

Tháng 10/2022, chị Hiền (sinh năm 1987, nhân viên văn phòng) tham gia khám sức khỏe tổng quát. Ở tuổi 35, chị cảm thấy bản thân hoàn toàn khỏe mạnh, tự tin với chế độ ăn uống và luyện tập đều đặn. Thế nên, khi nghe bác sĩ thông báo rằng bản thân đang mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn 4A, chị không hề tin và nghĩ rằng kết quả đã nhầm lẫn.

Theo chị Hiền, ung thư phổi thường có các dấu hiệu như ho kéo dài, sút cân, tức ngực, khó thở. Tuy nhiên, bản thân chị không có bất cứ triệu chứng nào. 

"Tế bào ung thư quá tinh vi, không biểu hiện ra bên ngoài. Nếu không nhờ khám tổng quát, tôi không thể biết mình đang mang bệnh hiểm nghèo", chị kể.

5233a51dff65453b1c74-1734253720471334843159.jpgb7e4282f7157cb099246-1734253720864590079059.jpg

Sau khi phát hiện bệnh, chị Hiền trải qua cuộc phẫu thuật cắt bỏ khối u ở phổi. Sau đó, chị được bác sĩ khuyến nghị điều trị bằng thuốc trúng đích – một phương pháp tiên tiến nhưng chi phí rất cao. Ban đầu, chị Hiền định chọn hóa trị vì điều kiện kinh tế hạn hẹp. Nhưng nhờ sự động viên từ gia đình, chị quyết định theo phác đồ trúng đích.

"Thời gian đầu uống thuốc thật sự là ác mộng. Tác dụng phụ kinh khủng: Đau bụng, tiêu chảy, ngứa ngáy, nổi mụn. Tôi từng có lúc suy nghĩ tiêu cực rằng: Sao không đi luôn cho xong, chịu đựng thế này còn khổ hơn. Nhưng rồi, tôi tự nhủ mình còn gia đình, con cái, người thân, họ đang lo lắng cho mình. Vì vậy, tôi không cho phép bản thân bỏ cuộc", chị nói.

Sau gần hai năm điều trị, sức khỏe của chị Hiền ổn định hơn. Ngoài những cơn ho, đau đầu khi thời tiết thay đổi, chị tự tin mình vẫn có thể sống khỏe. Hiện chị điều trị ngoại trú và tái khám hàng tháng.

Mang trong mình căn bệnh quái ác, thế nhưng chị Hiền vẫn duy trì công việc 8 tiếng/ngày để đảm bảo thu nhập. Gần đây, chị Hiền duy trì kênh TikTok "HienAlk" để chia sẻ hành trình chống lại bệnh tật, vừa để nhận sự đồng cảm, vừa truyền cảm hứng tích cực. Đồng thời chị cũng mong muốn có thể kiếm thêm tiền trang trải chi phí thuốc men.

"Tôi muốn tự làm tất cả những gì trong khả năng để người thân không phải lo lắng. Đến bệnh viện, nếu không đeo thẻ bệnh nhân, chẳng ai nghĩ tôi mắc bệnh hiểm nghèo", chị nói.

dff56d3134498e17d758-1734253721272504484227.jpg2f93299173e9c9b790f8-17342537217831625903366.jpg
90ac0a515329e977b038-17342537210641329243652.jpg447a57070d7fb721ee6e-17342537230642002885117.jpg

Từ kinh nghiệm của mình, chị Hiền khuyên mọi người nên thực hiện tầm soát sức khỏe định kỳ. 

Chị cũng nhấn mạnh hai điều mọi người nên nhớ:

1. Hãy tầm soát sức khỏe định kỳ, kể cả khi bạn không có triệu chứng gì bất thường. Ung thư đang trẻ hóa không còn là lý thuyết nữa.

2. Không bao giờ từ bỏ nếu không may mắc bệnh: Dù khó khăn đến đâu, chỉ cần còn một tia hy vọng, hãy cố gắng vì bản thân và những người yêu thương bạn. 

Ung thư phổi hiện là căn bệnh ung thư phổ biến thứ hai tại Việt Nam, chỉ đứng sau ung thư gan. Đây cũng là loại ung thư gây tử vong cao nhất bởi tính chất khó phát hiện sớm và hiệu quả điều trị thường thấp nếu bệnh được chẩn đoán muộn.

Ung thư phổi là sự tăng trưởng không kiểm soát của các tế bào bất thường trong phổi. Các khối u có thể phát triển tại chỗ, xâm lấn mô xung quanh hoặc lan sang các cơ quan khác trong cơ thể qua đường máu và hệ bạch huyết.

1. Triệu chứng thường gặp của ung thư phổi

- Ho kéo dài: Một trong những dấu hiệu sớm và phổ biến, không giảm dù đã dùng thuốc.

- Khó thở và thở ngắn: Có thể đi kèm với đờm lẫn máu.

- Đau ngực: Xảy ra do khối u xâm lấn màng phổi hoặc các mô lân cận.

- Gầy sút và mệt mỏi: Là triệu chứng toàn thân khi bệnh đã tiến triển.

- Các dấu hiệu khác: Khàn giọng, khó nuốt, thở khò khè, đau xương, hoặc tràn dịch màng phổi.

2. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh

- Hút thuốc lá: Là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi. Cả người hút thuốc chủ động lẫn thụ động đều có nguy cơ cao.

- Di truyền: Gia đình có người từng mắc ung thư phổi làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

- Môi trường làm việc: Tiếp xúc với hóa chất độc hại như amiăng, radon, hoặc khói bụi công nghiệp.

- Tuổi tác: Người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

3. Nguyên nhân ung thư phổi

- Hút thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc.

- Ô nhiễm môi trường không khí.

- Tiếp xúc với hóa chất gây ung thư tại nơi làm việc.

- Yếu tố di truyền.

4. Biện pháp phòng ngừa ung thư phổi

- Không hút thuốc lá: Tránh xa khói thuốc lá và các sản phẩm liên quan.

- Cải thiện môi trường sống: Đảm bảo môi trường trong lành, giảm khói bụi và chất độc hại.

- Tầm soát sức khỏe định kỳ: Phát hiện sớm giúp tăng cơ hội điều trị thành công.

- Chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như rau xanh, quả mọng, và cá giàu omega-3.

5. Các thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư phổi

Rau xanh: Bông cải xanh, cải xoăn, cải bó xôi.

Hoa quả: Táo, cam, nho.

Thực phẩm chứa omega-3: Cá hồi, hạt chia.

Trà xanh: Chứa hợp chất EGCG giúp giảm nguy cơ phát triển tế bào ung thư.

6. Chẩn đoán bệnh ung thư phổi

Các biện pháp chẩn đoán chính bao gồm:

Chụp X-quang lồng ngực: Phương pháp ban đầu để phát hiện bất thường trong phổi.

Chụp cắt lớp vi tính (CT): Xác định chi tiết vị trí và kích thước khối u.

Sinh thiết: Lấy mẫu mô từ phổi để kiểm tra tế bào ung thư dưới kính hiển vi.

7. Tầm soát ung thư phổi

Để bảo vệ sức khỏe, tầm soát ung thư phổi định kỳ đặc biệt quan trọng đối với nhóm nguy cơ cao. Hiện có các gói khám tầm soát tích hợp công nghệ hiện đại giúp phát hiện sớm và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể giảm nguy cơ bằng lối sống lành mạnh và khám sức khỏe định kỳ. Hãy chủ động bảo vệ bản thân và gia đình ngay từ hôm nay.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020