Chuyên mục  


Vừa qua, thông tin ca sĩ Hòa Minzy phải nhập viện đã khiến người hâm mộ lo lắng. Theo chia sẻ từ quản lý, nữ ca sĩ nhập viện trong tình trạng suy nhược, với các triệu chứng sốt rét và đau bụng dữ dội trong lúc đang chạy show. Nguyên nhân chính đến từ lịch trình biểu diễn dày đặc cùng chế độ ăn uống thất thường của cô.

Hiện tại, Hòa Minzy đã được xuất viện và đang trong quá trình nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe.

hoa-minzy-17362995901591397912793-1736506253092-17365062544832002267687.png

Hình ảnh Hòa Minzy trong bệnh viện. (Ảnh: FBNV).

Không chỉ nữ ca sĩ, hiện nay, guồng quay cuộc sống, áp lực công việc lớn, nhất là vào dịp cuối năm khiến nhiều người dễ bị rơi vào trạng thái mệt mỏi, stress. Mặt khác, không ít người trẻ chủ quan nên lơ là việc ăn uống, ăn không đúng giờ hoặc có thói quen ăn đồ chế biến sẵn cho qua bữa. Tình trạng này kéo dài dễ khiến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng, suy nhược và kéo theo nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe về sau.

Suy nhược cơ thể là gì?

Theo các bác sĩ, suy nhược cơ thể hay mệt mỏi toàn thân là trạng thái con người thiếu sức lực, chán nản và giảm hiệu quả hoạt động hằng ngày. Khi người bệnh lao động với tần suất thấp cũng khiến họ đuối sức, tinh thần đi xuống, trạng thái thiếu tập trung.

Nguyên nhân dẫn tới suy nhược cơ thể có thể do làm việc quá sức, dinh dưỡng kém trong một thời gian dài hoặc mắc các bệnh nền mạn tính. Về lâu về dài, nếu tình trạng suy nhược cơ thể không được giải quyết, sức khỏe sẽ bị đe dọa khá nghiêm trọng.

Cụ thể, bệnh nhân phải đối mặt với nguy cơ sụt cân không kiểm soát, ăn uống không ngon miệng, chất lượng giấc ngủ giảm đáng kể. Thậm chí, tâm lý của người bị suy nhược cơ thể cũng chịu nhiều tác động tiêu cực.

Một số triệu chứng cảnh báo cơ thể bị suy nhược như:

Mệt mỏi, kiệt sức, hay đổ mồ hôi trộm, da xanh xao, đôi khi ngất xỉu; đau yếu kéo dài hơn 6 tháng; viêm họng, đau cơ, đau khớp nhưng không sưng đỏ; nổi hạch lympho mềm; nhức đầu, khó ngủ; thấy khó chịu kéo dài hơn 24 tiếng sau khi đã cố gắng hết sức.

Bên cạnh đó, người bệnh còn khó nhớ hoặc kém tập trung về một vấn đề nào đó; lo lắng, bối rối, bi quan, dễ cáu gắt; thờ ơ và trầm cảm; cảm giác chán ăn, đầy hơi, buồn nôn, giảm ngon miệng, sụt cân; tính khí thất thường; giảm khả năng tình dục...

Những ai dễ bị suy nhược cơ thể?

Theo BS.CKI Nguyễn Trần Như Thủy – Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, suy nhược cơ thể có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và không phân biệt giới tính. Nếu không được phát hiện cũng như điều trị bệnh sớm, người bệnh có thể gặp các nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe.

bo11-1736506881254-17365068816401864855666.jpg

Áp lực trong công việc, cuộc sống cộng với dinh dưỡng không đầy đủ dễ dẫn đến suy nhược cơ thể. Ảnh minh họa.

Trong đó, BS Thủy cho biết, một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị suy nhược cơ thể, chú ý dự phòng bệnh như:

- Người trong tình trạng căng thẳng quá mức dù do bất kỳ nguyên nhân nào cũng dễ gây các rối loạn không mong đợi về mặt cảm xúc, từ đó gây ra suy nhược cơ thể.

- Người phải lao động trí óc quá mức, học tập hoặc làm việc liên tục không nghỉ ngơi suốt một thời gian dài, thường kèm với ngủ rất ít hoặc khó ngủ.

- Người đang có các vấn đề khó khăn trong cuộc sống, tài chính trục trặc, nợ nần, mâu thuẫn gia đình, các mối quan hệ tình cảm, việc làm, kinh doanh gặp trở ngại.

- Người thường xuyên bị thiếu thốn về mặt tình cảm hoặc sau một cú sốc tâm lý đột ngột mất người thân, bị phân biệt đối xử, bị đè nén cảm xúc lâu ngày, trẻ em trong cô nhi viện, người già neo đơn.

- Lạm dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá. Các chất này làm rối loạn hoạt động của hệ thần kinh, nếu lệ thuộc lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tinh thần, dễ dẫn đến suy nhược.

- Tiền sử gia đình có liên quan đến các bệnh lý thần kinh cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Cách phòng ngừa suy nhược cơ thể

Các chuyên gia khuyến cáo, để phòng suy nhược cơ thể, cần thay đổi lối sống như ngủ đủ giấc, ăn uống đúng giờ và đầy đủ để tránh phá vỡ nhịp sinh học của cơ thể.

Duy trì chế độ ăn cân bằng nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc, các loại hạt và đậu; ăn uống điều độ và tuyệt đối không nên bỏ bữa; uống nhiều nước, mỗi ngày nên uống từ 1.5 – 2 lít nước một ngày.

Bên cạnh đó, đảm bảo giấc ngủ tốt, tránh thức khuya kéo dài, nên quy định giờ ngủ cụ thể, duy trì mỗi ngày ngủ từ 6-8 tiếng. Tập thể dục vừa đủ cũng là 1 cách giúp ngủ ngon và tăng thái độ tích cực. Đồng thời, tránh hoặc hạn chế các chất kích thích như cafe hay rượu bia vì các chất này sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng và cản trở giấc ngủ.

Ngoài ra, giữ tinh thần luôn ở trạng thái thoải mái, tốt nhất nên có kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý. Không nên tạo áp lực quá nhiều cho bản thân; nên chia nhỏ các khó khăn, giải quyết từng phần hoặc nhờ sự hỗ trợ từ người thân bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt nên dành ra những khoảng thời gian trong ngày để nghỉ ngơi, thư giãn.

hmpv-khong-phai-la-virus-moi-tung-duoc-phat-hien-1736333189649-1736333190668104202412-0-38-250-438-crop-17363338660521083802716.jpegNỗi sợ thái quá về virus hMPV đang lây lan ở Trung Quốc – 'ám ảnh' sau đại dịch COVID-19

GĐXH - Sự gia tăng các trường hợp mắc bệnh đường hô hấp do virus hMPV tại Trung Quốc đã gây ra những nỗi sợ đáng kể trong cộng đồng, với rất nhiều thông tin được lan truyền nhanh chóng trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

4731219106202398573285825714925251919620055n-17363260443371174658414-65-0-1345-2048-crop-17363262551821353501416.jpgSốt cao liên tục, ho, chảy mũi, nhiều trẻ nhập viện vì biến chứng nặng, có trẻ phải thở máy

GĐXH – Trẻ được đưa đến viện trong tình trạng ban sởi toàn thân, phù nề mi mắt, xuất huyết tại các vị trí tiêm truyền. Chẩn đoán hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), một biến chứng nặng của sởi.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020