Chuyên mục  


Trào lưu "chữa lành" từ văn phòng ra ngoài đường, trên các mạng xã hội

Thời gian gần đây, trào lưu "chữa lành" (hay còn gọi là healing) đang nở rộ trong giới trẻ. Từ người làm văn phòng đến hành nghề tự do, từ mạng xã hội Facebook đến Tiktok... đâu đâu cũng nói đến "chữa lành", đến healing.

Duy Hiệp là một nhân viên văn phòng, thuộc thế hệ gen Z, làm việc tại Cầu Giấy (Hà Nội). Hiệp kể, từ ngày đi làm đến nay cũng được 5 năm và cậu không ít lần tìm đến... "chữa lành".

base64-17135261683531807413061.jpeg

Duy Hiệp nuôi một con chó để chơi với nó như một cách "chữa lành". (Ảnh: TM)

"Khi chị gặp một cú sốc lớn, một vấn đề cực lớn khiến cho tâm hồn mình bị tổn thương, đau đớn thì có phải chị sẽ nghĩ đến việc làm thế nào để nó nguôi ngoai đi không? Em là một người như thế. Và đối với em, thế là 'chữa lành'", Hiệp tâm sự.

  • banh-mi-thit-hap-nam-1713238471601342299409-0-30-676-1112-crop-1713258573036457835362.jpg

    Bổ sung nhiều kali ngay từ bây giờ, cả năm ít bệnh tật: Tiết lộ 3 món ăn giàu kali hơn cả chuối

Cậu không ít lần nghỉ việc do quá stress với công việc mà cấp trên giao, rồi chia tay người yêu do bị "cắm sừng", cuộc sống gia đình ngột ngạt vì không tìm được tiếng nói chung với bố mẹ... Những điều ấy dồn dập đến với cậu vào năm 2022 khiến bản thân vô cùng mệt mỏi. Cậu quyết định tìm đến "chữa lành".

"Em đã 'chữa lành' cho mình bằng 2 cách. Một là 'chữa lành' từ bên ngoài như đi chơi bi-a với bạn bè, du lịch, đi nghe nhạc sống... Nói chung là tất cả những gì làm cho mình nguôi ngoai đi. Hai là tự 'chữa lành' như chiều chuộng bản thân bằng việc mua một món đồ trước đó không dám mua, nuôi một con chó để chơi với nó vì pet sẽ không rời bỏ mình", Hiệp khẽ cười nói.

Cũng là một gen Z, Minh Phương (sinh năm 1997, một lập trình viên, làm việc tại Thanh Xuân, Hà Nội) kể mình cũng không ít lần tìm đến "chữa lành": "Không hiểu sao mà thời gian gần đây cuộc sống của em stress quá. Em thường xuyên thức đêm đến 3 giờ sáng, sau đó ngủ đến 8 giờ dậy đi làm. Em stress từ công việc với những deadline, rồi chuyện yêu đương không đâu vào đâu cả...".

base64-1713526435742198418684.jpeg

Minh Phương kể mình cũng không ít lần tìm đến "chữa lành". (Ảnh: TM)

Nhưng không phải kiểu người mạnh mẽ xin nghỉ việc hay chấm dứt mối quan hệ dứt khoát, Phương chấp nhận những thứ khiến mình mệt mỏi, stress, chỉ có điều cậu thường xuyên tìm đến bạn bè để đi nhậu nhẹt, đi bar... nhằm "giải quyết mọi chuyện". 

Đối với cậu, đó là "chữa lành". Và chi phí cho những dịch vụ để "chữa lành" này đôi khi bằng cả tháng lương. Bằng chứng là rất nhiều lần chưa đến cuối tháng, Phương đã hết sạch tiền, phải đi vay mượn dù lương làm chỉ để chi tiêu cho riêng bản thân. Thế rồi cậu lại rơi vào stress... Đó là một vòng luẩn quẩn.

Không chỉ có gen Z mới tìm đến chữa lành, không ít các cô nàng ở độ tuổi U40 còn độc thân cũng luôn muốn healing để tìm ra lối thoát. Vừa ngồi xuống ghế trong một quán cà phê, Ngọc Trà (sinh năm 1989, Thanh Trì, Hà Nội) đã thao thao bất tuyệt hàng tá câu chuyện khiến cô vô cùng bức bối, khó chịu. Từ chuyện sếp mắng, công việc không thuận lợi đến chuyện lập gia đình... Chưa nói dứt câu thì điện thoại của cô đã lại reo lên, "lại gọi nữa", Trà ngao ngán.

chua-lanh3-17135144129242097491767.jpg

Không chỉ có gen Z mới tìm đến "chữa lành", không ít các cô nàng ở độ tuổi U40 còn độc thân cũng luôn muốn healing để tìm ra lối thoát. (Ảnh: TM)

Kết thúc cuộc điện thoại, Trà kể, mình cũng muốn có một mái ấm gia đình nhưng chuyện kết hôn đâu như mớ rau, con cá ngoài chợ, cứ giới thiệu rồi gặp mặt rồi đến đám cưới được luôn... 

"Trong khi công việc còn ngổn ngang, gia đình chị liên tục giục chuyện tìm hiểu, cưới xin, thậm chí không hiểu rõ người ta như thế nào, cứ thấy có người hỏi con mình là tùy tiện cho số, rồi những cuộc gặp gỡ không đi đến đâu cả...", Trà tâm sự.

Trà rơi vào stress ngày qua ngày và cũng tìm đến "chữa lành". Cô đi gặp gỡ bạn bè khi hẹn được ai rảnh để tâm sự cho bớt tủi. Cô cũng học nhảy để giảm stress mỗi chiều tối ở công ty. 

Dù là vậy, cuộc sống của cô vẫn trong bế tắc. Tuần trước, Trà quyết định đi khám sau nhiều tháng kéo dài mất ngủ, những giấc ngủ chập chờn chỉ được vài tiếng, tóc rụng hết cả đỉnh đầu... Bác sĩ nói cô gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Cùng tâm sự với Trà, Thùy Dung (làm tự do tại Hà Nội) kể, vì những bất an trong tâm lý khi chuyện yêu đương không đi đến đâu, công việc tự do lúc làm lúc bỏ theo cảm hứng..., cô cũng tìm đến "chữa lành". Đó là thời điểm những năm 2021 - 2022, sau dịch Covid-19 và nhiều thứ xung quanh Dung thay đổi.

chua-lanh5-1713514835535322961638.jpgchua-lanh4-17135148355831009753091.jpg

Dung tâm sự về việc mình tìm đến "chữa lành" nhưng muốn mọi người hiểu mặt tích cực của nó. (Ảnh chụp màn hình)

Đối với Dung, "chữa lành" đối là công cuộc thiền định, muốn tự bản thân thấu hiểu tâm trí cũng như tìm cách yêu cuộc sống này. Cô cảm thấy điều này đã giúp ích rất nhiều cho mình, khác xa với "chữa lành" kiểu trào lưu, thường bị người khác lợi dụng sự đau khổ và tuyệt vọng của mình để trục lợi.

Chỉ cần tìm kiếm trên Tiktok, Facebook, bạn sẽ thấy vô số những bài đăng liên quan đến "chữa lành", healing. Không chỉ là cá nhân chia sẻ mà còn có rất nhiều người nhân danh coaching có thể dạy, có thể bán sản phẩm này sản phẩm kia để "chữa lành" cho ai có nhu cầu.

Khi nào bạn cần đến gặp chuyên gia tâm lý, sức khỏe tâm thần?

Theo TS.BS Vũ Thy Cẩm (Trưởng phòng Tâm lý Lâm sàng, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai), gần đây có nhiều bạn trẻ đến khám tại các chuyên khoa tâm thần, xu hướng này tăng nhiều hơn rõ rệt so với trước đây. Trong số này, nhiều bạn không mong muốn mình đến chuyên khoa đó vì nghĩ mình có thể tìm đến những phương pháp khác phi y tế.

Vậy nên đã xuất hiện không ít trường hợp bệnh nhân bị rối loạn tâm lý nặng nhưng vẫn không muốn đến bệnh viện. Bên cạnh đó cũng có những trường hợp bị stress ở mức độ vừa phải thôi nhưng lại nghĩ mình bị bệnh gì đó nặng hơn rất nhiều.

"Với những bệnh nhân đến khám và được chẩn đoán đúng là mắc bệnh tâm lý, tâm thần, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân những cách để khắc phục, có thể dùng thuốc, liệu pháp tâm lý hay các phương pháp điều trị não", chuyên gia nói.

chua-lanh6-17135151984371999878868.jpeg

Không ít trường hợp bệnh nhân bị rối loạn tâm lý nặng nhưng vẫn không muốn đến bệnh viện. (Ảnh minh họa)

Vậy khi nào bạn cần đến gặp chuyên gia tâm lý, sức khỏe tâm thần? BS Cẩm cho hay, thay vì nghe theo trào lưu "chữa lành" trên mạng xã hội hay bất cứ nơi nào không rõ hiệu quả đến đâu, mọi người nên tìm đến bác sĩ tâm lý, sức khỏe tâm thần nếu:

- Có cảm giác buồn bã, trầm cảm hoặc mất hy vọng kéo dài.

- Lo lắng hoặc sợ hãi quá mức.

- Có sự thay đổi lớn trong thói quen ăn uống hoặc giấc ngủ.

- Rối loạn cảm xúc, dễ cáu kỉnh hoặc tức giận mà không rõ nguyên nhân.

- Khó khăn trong việc đối phó với các vấn đề hàng ngày.

- Luôn thấy căng thẳng.

- Rút lui khỏi các hoạt động xã hội và mất hứng thú với những sở thích trước đây.

- Suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử.

- Cảm giác mệt mỏi liên tục mà không rõ lý do.

- Sử dụng rượu hoặc chất kích thích để đối phó với những vấn đề của mình.

- Gặp các vấn đề về nhận thức như khó tập trung hoặc đưa ra quyết định.

- Triệu chứng thể chất không giải thích được, như đau nhức hoặc đau bụng không rõ lý do.

Hiện nay, mỗi tỉnh thành đều có cơ sở khám, điều trị bệnh tâm thần. Chuyên gia khuyên, người dân nếu thấy mình xuất hiện những vấn đề khiến mình luôn thấy tổn thương, cần được "chữa lành" nên đến thăm khám để được tư vấn, chẩn đoán chính xác nhất, tránh tiền mất tật mang.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020