Chuyên mục  


tram-cam-o-tre-vi-thanh-nien-21478154480456385657442-77078807543770780927289-1735621237041-17356212373991939087719.jpg

Bệnh nhân muốn ở một mình, giảm mọi sự quan tâm, thích thú với xung quanh, cảm thấy không xứng đáng với gia đình và đã có ý nghĩ tự tử để giải thoát, tự cào vào tay để giải toả căng thẳng. 

Ngoài trường hợp trên, thời gian gần đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng cũng liên tiếp tiếp nhận các bệnh nhân ở tuổi vị thành niên đến khám và điều trị với các biểu hiện mất ngủ, chán nản, mệt mỏi, không muốn giao tiếp, tự bản thân cảm thấy mình yếu kém... có trường hợp xuất hiện hành vi tự hủy hoại bản thân.

Những bệnh nhân này đã may mắn được người nhà quan tâm, phát hiện kịp thời và được đưa đến cơ sở y tế chuyên khoa điều trị. Trong thực tế ngoài cộng đồng, đã xảy ra nhiều trường hợp người bệnh không được quan tâm phát hiện để đưa đi điều trị kịp thời, bệnh vì thế tiến triển nặng và dẫn đến hành vi tự sát hay gây thương tích nặng nề rất thương tâm.

  • moi-truong-lam-viec-doc-hai-gay-stress-17351009499421436775180-0-45-565-949-crop-1735100953603209805611.jpg

    Môi trường làm việc "độc hại" là thủ phạm gây trầm cảm: Số người mắc bệnh hoặc có ý định tự tử gia tăng?

Theo các bác sĩ tâm lý, tâm thần, trầm cảm là rối loạn cảm xúc, biểu hiện bằng khí sắc trầm, mất mọi quan tâm hay thích thú, giảm năng lượng dẫn tới tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động. Ở trẻ vị thành niên, trầm cảm ảnh hưởng nhiều đến học tập và khả năng hòa nhập của trẻ trong xã hội. Ngoài ra, trầm cảm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến ý tưởng và hành vi tự hủy hoại bản thân hoặc tự sát.

Trầm cảm ở trẻ vị thành niên thường được phân ra làm ba mức độ: trầm cảm thể nhẹ, thể vừa và thể nặng. Những trẻ như vậy phải được phát hiện sớm và được thăm khám, điều trị kịp thời phù hợp.

Nguyên nhân hay gặp của trầm cảm ở trẻ vị thành niên chủ yếu do nhiều yếu tố phối hợp như yếu tố gia đình, do bị trải qua những căng thẳng trong cuộc sống như áp lực, sự kỳ vọng của gia đình với trẻ về học tập, mâu thuẫn bạn bè lâu ngày không được giải quyết, bất đồng quan điểm hoặc thiếu sự quan tâm thích đáng với trẻ… Một số khác bị lạm dụng tình dục, bạo lực học đường, bạo lực gia đình, bị mất đi người thân, gia đình tan vỡ. Một số trải qua tình trạng sức khỏe nghiêm trọng như chấn thương, bệnh tật...

Tại Việt Nam, trầm cảm là nguyên nhân thứ 5 dẫn đến gánh nặng bệnh tật. Theo báo cáo của Bộ Y tế năm 2023, ước tính có khoảng 3,2 triệu người Việt Nam mắc bệnh trầm cảm. Con số này chiếm 3,1% dân số, tương đương với 1 trong 32 người. Trong đó, nhóm tuổi từ 18 - 29 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất (5,4%), tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở phụ nữ (4,2%) so với nam giới (2,1%).

Biểu hiện dễ thấy của trẻ vị thành niên mắc bệnh trầm cảm đó là tâm trạng chán nản thường xuyên, giảm sự quan tâm hay niềm vui với tất cả hoạt động, sở thích, chán ăn, sụt cân hoặc thèm ăn, tăng cân, mất ngủ thường xuyên, kích động hoặc thao tác chậm, phản ứng chậm, nói chậm hơn bình thường, thường xuyên mệt mỏi và mất năng lượng, có cảm giác bất lực, tội lỗi quá mức, tự thấy bản thân kém cỏi, suy giảm khả năng tập trung, do dự, khó quyết định mọi thứ, thường xuyên có ý nghĩ về cái chết, thường xuyên có ý định tự tử.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020