Chuyên mục  


Mới đây, bác sĩ gia đình người Đài Loan, ông Chen Bochen đã chia sẻ về trường hợp một nam bệnh nhân mắc các vấn đề về gan bỗng phát triển ngực bất thường, nở nang như phụ nữ. 

Anh này thường ăn thức ăn hâm nóng trong lò vi sóng 3 bữa mỗi ngày. Thức ăn đều được đựng trong hộp nhựa hoặc bọc bằng màng bọc thực phẩm trong mỗi lần hâm nóng. Vào lần khám bệnh gần đây nhất, bác sĩ siêu âm thấy anh đã phát triển mô vú. Người đàn ông được khẳng định mắc hội chứng Gynecomastia. Hội chứng đề cập đến sự phát triển ở ngực nam giới do tăng sản mô vú hoặc tích tụ mỡ, dẫn đến hình dạng ngực giống với ngực của phụ nữ.

base64-1731033369792456311340.jpeg

Nam bệnh nhân mắc các vấn đề về gan bỗng phát triển ngực bất thường, ngực nở nang như phụ nữ. (Ảnh minh họa: Internet)

Tuyệt đối không hâm nóng thức ăn đựng trong chất liệu nhựa vào lò vi sóng

Tan Dunci, y tá cấp cao tại Bệnh viện Chang Gung Memorial ở Đài Loan, đã đề cập trong chương trình y tế "Khoảng cách không lành mạnh" rằng, mọi người nên chú ý chất liệu của hộp đựng thực phẩm, trong đó đáng nói nhất là hộp nhựa và màng bọc thực phẩm. Chúng nên tránh cho trực tiếp vào lò vi sóng để hâm nóng.

  • dep-17308691326841285447593-0-8-615-992-crop-17308691355991007047717.jpg

    "Người yêu" Gil Lê khoe vòng 1 hút mắt, tiết lộ uống đều 1 thứ giúp ngực đẹp tự nhiên, không can thiệp thẩm mỹ

"Ngay cả khi mua thực phẩm dùng được trong lò vi sóng ở siêu thị, tôi luôn mang theo hộp đựng bằng thủy tinh của riêng mình để tránh tối đa việc ăn nhựa", chuyên gia chia sẻ thêm.

Theo chuyên gia, thức ăn đựng trong hộp nhựa, nhất là loại có tính axit cao, độ chua cao và nhiều dầu mỡ, khi được quay nóng trong lò vi sóng sẽ tạo điều kiện giải phóng chất độc từ hộp nhựa ra bên ngoài, tiếp xúc trực tiếp với đồ ăn nhiều hơn. Điều này cũng tương tự với việc chúng ta dùng màng bọc thực phẩm để bọc thức ăn rồi quay trong lò vi sóng.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết, tuyệt đối không được dùng màng bọc thực phẩm để che đậy bề mặt thức ăn rồi đem hâm nóng trong lò vi sóng. Sau khi bị quay nóng trong lò vi sóng tới 300-500 độ C, các màng bọc nilon này bị chảy nhão và chất dẻo sẽ dính vào thức ăn. Nhựa sẽ thôi nhiễm và đi vào cơ thể dễ dàng.

ham-nong-thuc-an-dung-hop-nhua-trong-lo-vi-song-bi-to-nguc2-1731029308577605208423.jpg

Tan Dunci, y tá cấp cao tại Bệnh viện Chang Gung Memorial ở Đài Loan, xuất hiện trong chương trình y tế "Khoảng cách không lành mạnh". (Ảnh: HK01)

Nhựa đi vào cơ thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư, bệnh tim mạch, gây vô sinh, dị tật bẩm sinh... Đây là những tác hại khôn lường mà vô số các nghiên cứu đã đưa ra, nhắc chúng ta chú ý để hạn chế nhựa trong cuộc sống hàng ngày.

Người mắc bệnh gan dễ gặp tai nạn 

TS Chen Bochen giải thích, chứng gynecomastia có nhiều nguyên nhân và đồ nhựa là một trong số đó. Nhựa dẻo là chất độc có thể hòa tan trong chất béo, dễ tích tụ trong cơ thể. Ngay cả khi bạn tập thể dục, uống nhiều nước..., chúng cũng khó đào thải ra khỏi cơ thể.

Chuyên gia cho biết thêm, nhựa dẻo tương tự như nội tiết tố nữ. Những người mắc bệnh gan gặp khó khăn trong việc chuyển hóa nội tiết tố nữ trong cơ thể. Vì vậy, những người có vấn đề về gan thường sẽ bị tăng nội tiết tố nữ.

Ngoài ra, thuốc kháng axit cũng sẽ làm tăng nội tiết tố nữ. Ăn thức ăn nấu bằng lò vi sóng trong thời gian dài khiến nhựa trong cơ thể không thể chuyển hóa được. Nồng độ chất dẻo trong cơ thể rất cao, có liên quan đến nội tiết tố nữ. 

Các bác sĩ cũng nhắc nhở, nếu nam giới có thói quen này trong thời gian dài, chất lượng tinh trùng có thể không đạt yêu cầu và dẫn đến các vấn đề về sinh sản.

ham-nong-thuc-an-dung-hop-nhua-trong-lo-vi-song-bi-to-nguc3-1731029308554296896738.jpg

Lưu ý dùng đồ nhựa đúng cách, tránh hại sức khỏe

- Giảm dùng đồ nhựa càng nhiều càng tốt, nhất là nhựa dùng 1 lần. Nên thay thế bằng đồ sành, sứ, thủy tinh...

- Dùng đồ nhựa một cách thông minh: Cái gì tái chế được thì tái chế. Loại nhựa dùng một lần thì dùng xong phải vứt bỏ. Tuyệt đối không dùng lại những lần sau vì nguy cơ hạt vi nhựa đi vào cơ thể rất khó tránh.

- Chú ý duy trì các thói quen lành mạnh: Ví dụ như rửa tay thường xuyên trong ngày, trước khi ăn sẽ rửa trôi đáng kể nhựa... xuống cống. Trong nhà cần dọn dẹp sạch sẽ, thường xuyên hút bụi. Nếu có thói quen đựng thức ăn bằng hộp nhựa hãy thử chuyển sang hộp thủy tinh, thép không gỉ, không quay hộp nhựa trong lò vi sóng. Không dùng sản phẩm đóng hộp vì nguy cơ được lót BPA rất cao. Ăn thực phẩm càng nguyên bản càng tốt. Uống nước bằng ly thủy tinh...

- Để đảm bảo an toàn, bạn nên mua các món đồ nhựa của các nhãn hiệu uy tín, có chứng nhận của cơ quan kiểm định nếu muốn đựng thực phẩm. Hãy chọn những đồ nhựa có độ trong, bóng cao, bề mặt không bị nhám hoặc xước.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020