Chuyên mục  


Dấu hiệu nhận biết rối loạn nhịp tim từ sớm

Rối loạn nhịp tim là bệnh tim mạch chiếm tỷ lệ từ 1,5-5% dân số. Bệnh xảy ra do sự bất thường của nhịp tim như đập quá nhanh, quá chậm hoặc bỏ nhịp. Người bị rối loạn nhịp tim có thể xuất hiện các triệu chứng như hồi hộp, tim đập nhanh, đánh trống ngực, hụt hơi, khó thở, mệt mỏi, chóng mặt, ngất… Cũng có nhiều trường hợp không có triệu chứng nhưng vẫn có nguy cơ ngừng tim bất cứ lúc nào. Tình trạng nhịp tim rối loạn sẽ nặng hơn nếu như cơ tim bị suy yếu hoặc bị tổn thương. Để phòng ngừa bệnh tiến triển thì bạn nên thay đổi lối sống và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

1-1730684497736868190500.png

Tình trạng rối loạn nhịp tim có thể gặp ở người trẻ tuổi

Các biến chứng của rối loạn nhịp tim

Nếu tình trạng rối loạn nhịp tim không được điều trị sớm, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng, cụ thể như sau:

Suy tim do rối loạn nhịp tim

Nhịp tim của một người khỏe mạnh bình thường là từ 60-100 nhịp/ phút. Khi nhịp tim quá chậm (<60 nhịp/phút) hoặc quá nhanh (>100 nhịp/phút) sẽ làm buồng tim chưa được bơm đủ máu đã phải co bóp. Sự loạn nhịp tim này sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất bơm máu của tim. Khi đó tim phải hoạt động nhiều hơn để đảm bảo cung cấp đủ máu đi nuôi khắp cơ thể. Qua thời gian dài tim sẽ bị suy yếu, giảm chức năng và dẫn đến suy tim. Đây là biến chứng của rối loạn nhịp tim cần phòng ngừa sớm.

Đột quỵ

Các trường hợp bị rối loạn nhịp tim do các nguyên nhân như rung nhĩ, cuồng nhĩ, nhịp nhanh nhĩ đa ổ… máu có thể bị luẩn quẩn trong buồng tim và hình thành nên cục máu đông. Các cục máu đông này theo dòng máu lên não làm tắc nghẽn các mạch máu não, gây đột quỵ nhồi máu não hoặc làm vỡ mạch gây đột quỵ xuất huyết não. Ngoài ra, các cục máu đông gây ra do rối loạn nhịp tim có thể di chuyển đến khắp cơ thể gây tắc mạch vùng ngoại biên. Nếu cục máu đông gây tắc mạch chi có thể gây hoại tử chi, gây tắc mạch thận, lách… có thể làm giảm chức năng của các cơ quan này.

2-17306844976641935137554.png

Rối loạn nhịp tim có thể làm hình thành cục máu đông, nguy cơ dẫn đến đột quỵ

Nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là biến chứng của rối loạn nhịp tim xảy ra khi tim bị thiếu máu và oxy nuôi dưỡng. Lúc này, người bệnh có thể có những cơn đau thắt ngực, khó thở, hụt hơi… Về lâu dài, bệnh có thể làm biến đổi cấu trúc tim, khó điều trị bệnh hơn và hậu quả cuối cùng là tử vong.

Đột tử

Đây là một trong nhưng biến chứng nguy hiểm của rối loạn nhịp tim. Với các dạng rối loạn nhịp tim như xoắn đỉnh, rung thất… thì nhịp tim lên tới 300 nhịp/phút. Khi đó, người bệnh có thể ngất và tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Trong đó, rối loạn nhịp tim chậm cho block nhĩ thất hoặc suy nút xoang, người bệnh có thể bị ngừng tim do nút xoang không thể tạo nhịp tim bình thường hoặc thiểu năng dẫn truyền xung động điện tim.

3-1730684497673244691291.png

Đột tử - Một trong những biến chứng của rối loạn nhịp tim

Các phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim hiệu quả

Để có hiệu quả hỗ trợ điều trị rối loạn nhịp tim tối ưu, người bệnh có thể tham khảo các phương pháp dưới đây:

Điều chỉnh lối sống, sinh hoạt

Bên cạnh việc tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, người bị rối loạn nhịp tim cần điều chỉnh một số vấn đề sau:

- Thay đổi chế độ ăn uống: Bổ sung các thực phẩm tốt cho tim mạch như trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, ăn nhiều rau củ quả… Kiêng ăn thực phẩm có nhiều cholesterol như lòng đỏ trứng, thịt đỏ… Giảm ăn đường và muối.

- Tập thể dục mỗi ngày: Dành thời gian ít nhất 30 phút mỗi ngày để vận động, luyện tập môn thể thao yêu thích và phù hợp.

- Thay đổi lối sống, sinh hoạt: Không hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc. Duy trì cân nặng, không để thừa cân hay béo phì.

- Luyện tập kiểm soát hơi thở và nhịp tim bằng cách hít thật sâu, thở thật chậm.

- Luôn giữ tinh thần thoải mái, không tạo quá nhiều áp lực cho bản thân và kiểm soát tâm trạng.

4-1730684497705980982872.png

Ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ giúp ổn định nhịp tim hiệu quả

Sử dụng thuốc theo chỉ định

Tùy vào thăm khám, bác sĩ sẽ có đơn thuốc phù hợp với từng người bệnh. Việc sử dụng thuốc trong điều trị rối loạn nhịp tim cần tuân thủ theo chỉ định. Không nên tự ý tăng hoặc giảm liều. Nếu trong quá trình sử dụng, bạn gặp các tác dụng không mong muốn thì nên báo ngay với bác sĩ để được điều chỉnh liều hoặc thay đổi loại thuốc phù hợp.

Sử dụng Ninh Tâm Vương hỗ trợ ổn định nhịp tim an toàn, hiệu quả

Cùng với các phương pháp kể trên, người bệnh có thể kết hợp sử dụng thêm sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược để tăng cường hiệu quả hỗ trợ ổn định nhịp tim. Một trong những sản phẩm từ thảo dược có khả năng hỗ trợ ổn định nhịp tim được nhiều người tin dùng, đó là TPBVSK Ninh Tâm Vương.

Ninh Tâm Vương có chứa thành phần chính từ thảo dược Khổ sâm. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, Khổ sâm có chứa matrine và oxymatrine giúp hỗ trợ điều hòa hoạt động của hệ thần kinh tim, hỗ trợ giảm kích thích quá mức khiến tim loạn nhịp và thúc đẩy thư giãn mạch máu. Nhờ đó mà Ninh Tâm Vương sẽ giúp hỗ trợ giảm nguy cơ tim đập nhanh dẫn đến hồi hộp đánh trống ngực an toàn, hiệu quả.

Mới đây, theo khảo sát của VnEconomy, có đến 96,2% người tiêu dùng hài lòng và rất hài lòng về TPBVSK Ninh Tâm Vương.

5-173068449771758875592.png

TPBVSK Ninh Tâm Vương hỗ trợ giảm nguy cơ tim đập nhanh

Bài viết trên đã tổng hợp lại một số thông tin về tình trạng rối loạn nhịp tim và các phương pháp hỗ trợ cải thiện hiệu quả. Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị và thay đổi lối sống, bạn có thể sử dụng Ninh Tâm Vương mỗi ngày để hỗ trợ nhịp tim ổn định vững vàng.

Thanh An

* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

* Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020