Theo số liệu của IQAir - Công ty Công nghệ chất lượng không khí có trụ sở tại Thụy Sỹ - năm 2023, Việt Nam là quốc gia ô nhiễm không khí cao thứ hai trong khu vực ASEAN và có chất lượng không khí kém thứ 22 trên toàn cầu. Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 8 trên thế giới. Nhiều số liệu thống kê ô nhiễm không khí gần đây cho thấy bức tranh đáng lo ngại tại nước ta.
Cũng theo IQAir, trung bình năm 2023, chỉ số bụi mịn PM2.5 của Việt Nam cao gấp gần sáu lần mức khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Thời gian không khí có nồng độ bụi mịn, siêu mịn cao thường vào ban đêm và sáng sớm. Đó là các khoảng thời gian gió lặng, nhiệt độ giảm so với ban ngày khiến không khí ô nhiễm không thể khuếch tán, duy trì ở mức cao.
Một góc TP Hà Nội, nhìn từ đại lộ Thăng Long lúc 10h15 ngày 3/1. Ảnh: Thanh Hải
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nguồn gốc gây ô nhiễm không khí đến từ các hoạt động của con người như khí thải của các xe cơ giới, hoạt động công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, nhiệt điện, lọc dầu, đốt rác thải công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt động nấu ăn, sưởi ấm nhiên liệu.
Ô nhiễm không khí - nguyên nhân gây các bệnh đường hô hấp
Việc gia tăng mức độ ô nhiễm và hiện tượng sương mù quang hóa đã tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người. Tổ chức Y tế Thế giới liên tục cảnh báo mối đe dọa từ ô nhiễm không khí tới sức khỏe con người. Theo WHO, ô nhiễm không khí làm cho mọi người phải tiếp xúc với các hạt mịn chứa nhiều chất ô nhiễm và độc tố khác nhau tồn tại trong không khí. Các hạt mịn này thâm nhập sâu vào phổi và hệ thống tim mạch, gây ra các bệnh đột quỵ, bệnh tim, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
Riêng về bệnh hô hấp, trẻ em và cả người lớn tuổi, khi tiếp xúc với ô nhiễm không khí có thể dẫn đến giảm chức năng phổi, nhiễm trùng đường hô hấp và hen phế quản nặng hơn.
Người lớn có sức khỏe bình thường cũng có thể gặp các triệu chứng như kích ứng mắt, da, mũi và cổ họng; ho, khạc đờm, tức ngực, khó thở khi hít thở trong bầu không khí bị ô nhiễm.
Với người có sẵn bệnh phổi như hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính, bụi mịn và ô nhiễm không khí có thể làm tăng các triệu chứng của bệnh như khó thở nhiều hơn kèm theo tức nặng ngực, ho nhiều hơn, thở khò khè.
Các nghiên cứu cho thấy ở những thời điểm thời tiết khắc nghiệt hoặc bị ô nhiễm không khí cao, tần suất nhập viện do các căn nguyên về bệnh đường hô hấp và tim mạch tăng cao hơn.
Không khí ô nhiễm có thể làm gia tăng các bệnh hô hấp. Ảnh: Pexels
Chủ động dự phòng để giảm thiểu ảnh hưởng
Các chuyên gia khuyến cáo, để bảo vệ sức khỏe của chính mình, mọi người nên hình thành thói quen đeo khẩu trang mỗi khi đi ra đường. Khẩu trang bằng vải cotton có thể giúp ngăn chặn khoảng 30% các hạt bụi trong không khí. Các loại mặt nạ chuyên dụng dành cho các phẫu thuật viên ngăn chặn được khoảng 80% bụi. Khi bầu không khí bị ô nhiễm nặng, cần tránh các hoạt động thể dục mạnh để hạn chế việc hít thở sâu.
Việc tránh khói bếp than, bếp củi, khói thuốc lá, thuốc lào... cũng giúp giảm các triệu chứng hô hấp.
Để giảm bớt ô nhiễm không khí, cần giữ nhà cửa sạch sẽ, trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà.
Việc tăng sức đề kháng cũng rất quan trọng để bảo vệ cơ thể trước các tác nhân bất lợi từ không khí. Theo đó, mỗi người nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như rau, trái cây.... Có thể bổ sung các bữa ăn phụ với các chế phẩm giàu vitamin và khoáng chất, lợi khuẩn cần thiết cho cơ thể, tăng cường sức khỏe.
Những bệnh nhân mắc các bệnh lý hô hấp mạn tính như hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phế quản mạn tính, tâm phế mạn cần chủ động điều trị dự phòng để giảm nguy cơ trong những thời điểm môi trường bất lợi. Sử dụng các bài thuốc cổ như tiểu thanh long thang, tô tử giáng khí thang hay các thảo dược lành tính như tô tử, trần bì, can khương, tỳ bà diệp, ngũ vị tử, bối mẫu, cát cánh, tế tân, cam thảo... giúp hỗ trợ ngăn ngừa các triệu chứng ho, đờm, khò khè, khó thở do ô nhiễm không khí gây ra.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe thông phế Phúc Hưng cũng có thể hỗ trợ giảm ho, hỗ trợ giảm đờm do viêm phế quản, hỗ trợ giúp đường hô hấp thông thoáng.
Diệp Chi
Thành phần: 250 ml cao lỏng chiết xuất từ thảo mộc tương đương: Tô tử (Fructus Perillae frutescensis) 20 g; Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae chinensis) 20 g; Tỳ bà diệp (Folium Eriobotryae) 20 g; Cam thảo (Radix et rhizoma Glycyrrhyzae) 20 g; Can khương (Zingiber officinalis Ross) 20 g; Bối mẫu (Bulbus Fritillariae) 20 g; Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne) 20 g; Cát cánh (Radix Platycodi) 15 g; Lá táo (Zizyphus mauritiana Lamk) 30 g; Tế tân (Radix et rhizoma Asari) 6 g; Phụ liệu đường kính, natri benzoat, kali sorbat, nước tinh khiết vừa đủ 250 ml.
Công dụng: Hỗ trợ giảm ho, hỗ trợ giảm đờm, hỗ trợ giảm đau rát họng do viêm họng, viêm phế quản, giúp đường hô hấp thông thoáng.
Cách dùng: Ngày uống 2-3 lần. Trẻ 3-6 tuổi, mỗi lần 15 ml; Trẻ 6-14 tuổi, mỗi lần 20 ml; Trẻ từ 14 tuổi trở lên và người lớn, mỗi lần 25ml.
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Không dùng cho người có mẫn cảm, kiêng kỵ với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm. Những người cảm sốt cao, lên sởi, sốt phát ban không nên dùng. Phụ nữ có thai, cho con bú, người đang dùng thuốc điều trị cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.
Nhà sản xuất và chịu trách nhiệm sản phẩm: Công ty TNHH Đông Dược Phúc Hưng Số 96-98 Nguyễn Viết Xuân, phường Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội Điện thoại liên hệ: 1800 5454 35 Website: benhhen.vn/ Số GPĐKQC: 1969/2022/XNQC-ATTP