Chuyên mục  


Thời gian gần đây xảy ra liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm ở nhiều khu vực thuộc Nha Trang (Khánh Hòa). Sáng 1/4, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa thông báo, bệnh viện tiếp nhận 10 học sinh Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (TP.Nha Trang) bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn sáng trước cổng trường. Các món ăn bao gồm: cơm gà, nui, mì Ý.

Hồi tháng 3, ngành y tế Khánh Hòa ghi nhận 369 người bị ngộ độc sau ăn tại quán cơm gà Trâm Anh vào bữa trưa và chiều ngày 11-12/3. Nguyên nhân ngộ độc được cho là các món gà, sốt trứng, dưa chua... lây nhiễm chéo các vi khuẩn Salmonella, Bacillus cereus, Staphylococcus aureus.

ngo-doc-com-ga-o-khanh-hoa-171326325579217444293.jpg

Thời gian qua, cơm gà là món ăn khiến nhiều người lo ngại nguy cơ ngộ độc thực phẩm. (Ảnh minh họa)

Trước đó, năm 2022 có 648 học sinh trường Ischool nhập viện sau bữa ăn trưa, trong đó một ca tử vong. Nguyên nhân ngộ độc do vi khuẩn Salmonella từ món cánh gà chưa nấu chín.

Trước những thông tin này, nhiều người có phần cảnh giác hơn với món thịt gà được bày bán ngoài chợ, siêu thị... Tuy nhiên, hiện thực đập vào mắt sẽ khiến bạn bất ngờ.

Nhiều nơi bảo quản thịt gà không đúng cách

Khảo sát tại một khu chợ ở Trung Hòa - Nhân Chính (Thanh Xuân, Hà Nội) thấy, những bàn thịt gà được bày bán khắp nơi tại đây. Mặc dù đã được làm sạch sẽ nhưng tất cả đều được "phơi trần" trên bàn, không có đồ che phủ. Điều này khiến nhiều người kỹ tính trong khâu an toàn vệ sinh thực phẩm cảm thấy nghi ngại.

thit-ga4-17132633220391833808245.jpg

Thịt gà đã được làm sạch sẽ, bày bán trên bàn. (Ảnh: TM)

Thậm chí, trên bàn thịt, cả gà nguyên con lẫn gà được bán cắt xẻ ra nhiều phần, để cạnh đám lòng mề, tim cật, thậm chí cả những rổ trứng gà... Tất cả được bày lộ ra giúp người mua dễ dàng quan sát, nhận biết đâu là hàng tươi ngon để lựa chọn cho gia đình mình.

Để đảm bảo độ tươi ngon của thịt gà, những người bán hàng không quên để cạnh mình là những lồng đầy gà, chứng tỏ gà tươi ngon, được giết mổ ngay tại bàn bán thịt, hoặc bán cho người có nhu cầu mua gà sống để thịt. Không chỉ gà mà vịt, chim bồ câu... nhiều loại gia cầm khác cũng nằm trong lồng, cho thực khách nhìn thấy hàng nguyên vẹn ngay từ đầu, thỏa thích lựa chọn.

base64-1713284012662543190762.jpegthit-ga1-17132633656112107624975.jpg
base64-17132839778541847924122.jpegthit-ga3-1713263365554893746769.jpg

Để đảm bảo độ tươi ngon của thịt gà, những người bán hàng không quên để bên cạnh mình là những lồng đầy gà sống... (Ảnh: TM)

Còn tại một chợ khác ở khu Quan Nhân (Thanh Xuân, Hà Nội), tình trạng bày bán thịt gà cũng tương tự. Ở đây còn có nhiều chủ hàng vừa bận mời khách vừa thoăn thoắt tay "ném" gà vào nồi nước sôi, rồi quay lồng vặt lông kiểu công nghiệp. Chỉ một chốc, những con gà được nhổ lông đã xong xuôi, lại được bày lên trên bàn để bán.

Tại một chợ ở khu vực Hà Đông, Hà Nội, nhiều chủ cửa hàng bày bán gà được làm sẵn lên trên mặt bàn. Tuy nhiên, tất cả cũng cùng có điểm chung là không được bảo quản an toàn thực phẩm. Nhiều con gà được vặt lông chưa kỹ, còn nguyên cả da chân vẫn được "trưng" hết ra cho mọi người cùng thấy.

thit-ga9-17132634432191674582436.jpgthit-ga10-17132634432441111588709.jpg

Gà được bày bán tại một chợ ở khu vực Hà Đông, Hà Nội. (Ảnh: TM)

Khi được hỏi về việc bày bán mất vệ sinh, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, thì nhiều người bán hàng ở các chợ dân sinh, chợ cóc đều tỏ ra thờ ơ và cho rằng "lâu nay vẫn thế". Và đa số họ có tâm lý "bệnh chưa tìm đến thì không sợ".

"Ôi dào, nếu phải che đậy thì làm sao mà người ta nhìn thấy gà của tôi tươi ngon mà mua", bà D.T (một trong những tiểu thương bán gà ở chợ Nhân Chính) vừa thoăn thoắt nhặt gà vào túi rồi đem cân cho khách vừa cho biết.

Không chỉ có vậy, có những khu chợ có nền móng ẩm thấp, ứ đọng nước bẩn, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc mỗi khi đi qua khu bán thịt sống. Nhiều người không chịu được khi đi qua phải cau mày, bịt mũi... Và thực phẩm, kể cả thịt gà, được bày bán trong không gian này cũng khiến nhiều người lo ngại về mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chị Huyền (ở Hà Đông) cho biết, chị không mấy khi mua thịt gà ở chợ này, nhất là ở những hàng gần cống thoát nước hay để cạnh gà chưa thịt vì... như thế cảm giác không đảm bảo vệ sinh. 

Không chỉ ở các hàng quán ngoài chợ mới khiến nhiều người lo ngại an toàn vệ sinh thực phẩm khi mua thịt gà. Tại một số siêu thị, tình trạng bày bán thịt gà cũng khiến người ta e ngại nguy cơ vi khuẩn xâm nhập.

Tại nhiều siêu thị, thịt gà được bọc kín, để trong tủ mát để đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm.

thit-ga7-1713268221047348553750.jpg

Thịt gà được bọc kín trong túi nilon... (Ảnh: TM)

Thế nhưng, cũng có những cơ sở không bảo quản thịt gà như vậy. Mặc dù được đựng trong các khay ở tủ mát nhưng lại không có nắp đậy để ổn định nhiệt độ và chống bẩn từ bên ngoài. 

thit-ga8-1713263545304870924409.jpgthit-ga11-1713263495138168037273.jpg

... nhưng cũng có nơi để thịt gà vào khay và không che đậy gì. (Ảnh: TM)

Chuyên gia nói gì về tình trạng bảo quản thịt gà không đảm bảo vệ sinh?

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết, chợ cóc hay thậm chí là siêu thị có tình trạng thịt gà được bày bán la liệt, đổ đống, không che phủ thực ra không hề hiếm gặp từ trước đến nay.

Việc che phủ thịt gà cũng như các loại thịt, thực phẩm khác sẽ hạn chế ruồi muỗi, bụi bẩn xung quanh. "Tuy nhiên, do tính tiện lợi, để bán được hàng hiệu quả hơn, nhiều người sẽ không làm. Nếu như đó là thịt mới, lại để ở nơi sạch sẽ hợp vệ sinh thì người bán mua về, đem rửa sạch rồi chế biến, nấu chín kỹ rồi ăn thì có thể không sao cả", chuyên gia cho biết.

Tuy nhiên, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo cần rất cẩn trọng khi mua đồ ăn thức uống ở những nơi mất vệ sinh, chẳng hạn như ở chợ nhưng lại gần nơi xả nước thải, ẩm ướt... Thịt gà bày bán ở nơi lối đi lại bẩn, đầy nước thải hoặc gần gà chưa thịt thực sự có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Môi trường ô nhiễm có thể chứa vi khuẩn và các mầm bệnh khác có khả năng dễ dàng xâm nhập vào thịt gà đã làm sạch qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. 

thit-ga6-1713263418005663312956.jpg

PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo cần rất cẩn trọng khi mua đồ ăn thức uống ở những khu vực mất vệ sinh. (Ảnh: TM)

"Việc tiếp xúc với nước bẩn hoặc nguồn nước không được kiểm soát hoàn toàn có thể dẫn đến phát sinh vi khuẩn E.coli, Salmonella, và Campylobacter", chuyên gia nhận định.

Do đó khi mua thịt hay thực phẩm nói chung, chị em chú ý mua ở nơi sạch sẽ, khô ráo, tránh tối đa nguồn lây nhiễm. Ngoài ra, điều quan trọng nhất là người mua hàng nên lựa chọn sản phẩm tươi ngon, có mắt chọn thực phẩm, tránh mua hàng ôi ươn. Thịt gà hay bất cứ loại thịt nào được bày bán bên ngoài kiểu này càng lâu, ví dụ bày từ sáng đến chiều mới mua, thì dễ bị nhiễm độc do vi sinh vật sản sinh tấn công.

"Một điều quan trọng khác nữa ở đây là cần mua hàng sớm, chọn hàng tươi ngon và quan trọng nhất là bảo quản thực phẩm sau đó. Ví dụ cùng là món thịt đó nhưng mang về bếp ăn tập thể, không nấu nướng, bảo quản ngay, rồi tay sờ vào chia thức ăn... thì dễ sinh độc, gây ngộ độc thực phẩm", ông Thịnh cho hay.

Chuyên gia nhấn mạnh, vào mùa nắng nóng, nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng cao chủ yếu do bảo quản thực phẩm kém. Người dân mua thịt gà, đồ ăn thức uống nói chung từ chợ, siêu thị... về cần đem nấu ngay hoặc bảo quản gấp trong tủ lạnh, tránh sinh độc tố gây hại sức khỏe.

Tin 24H

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020