GĐXH - Sau bữa tối với món hoa chuông, anh Đ. bị hôn mê, da lạnh, tím tái toàn thân, vùng bẹn chảy máu, tràn khí dưới da vùng cổ, ngực, tay và thành bụng hai bên, bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc hoa chuông.
Vừa qua, các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) cho biết đã tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhân bị khó thở, miệng và cuống họng đau, tức ngực, mệt mỏi sau khi uống nước củ ráy để trị ung thư tuyến giáp.
Được biết, bệnh nhân là bà T.L, 61 tuổi bị ung thư tuyến giáp. Nghe theo mách bảo bà đã dùng nước củ ráy để uống. Sau khi uống bà xuất hiện tình trạng khó thở, miệng và cuống họng đau, tức ngực, mệt mỏi. Lo sợ, bà đã viết thư dặn dò cháu mình.
Trong thư, bà L. cho biết đã lấy củ ráy nhỏ, rửa sạch, lùi nướng, thái mỏng đun sôi. Sau khi uống khoảng hai bát nước và nhai một ít, bà bị khó thở, miệng và cuống họng đau, tức ngực, mệt mỏi. "Xuống cho bá (bác - PV) vào phòng cấp cứu ngay nhé!”, bà L. viết trong thư dặn dò.
Lá thư bệnh nhân L. viết cho cháu trước khi đi cấp cứu. Ảnh: BVCC
Bác sĩ chuyên khoa I Hà Huy Mến, Trưởng khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực, cho biết bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp đã phẫu thuật và đang dùng thuốc theo đơn của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Do được mách uống nước củ ráy có tác dụng chữa ung thư, bệnh nhân làm theo.
Thời điểm nhập viện bệnh nhân có triệu chứng đau vùng miệng, họng, khó nuốt, khó phát âm, cảm giác khó thở, niêm mạc miệng, họng phù nề đỏ; các chỉ số sinh tồn trong giới hạn bình thường.
Bác sĩ cho biết, nguyên nhân do trong củ ráy có chứa tinh thể canxi oxalat, chất này gây ra tình trạng kích ứng, bỏng da, sưng khi tiếp xúc, đặc biệt là phần lưỡi, miệng, môi… Rất may bệnh nhân bị kích ứng nhẹ nên sau 3 ngày điều trị đã khỏi bệnh ra viện.
Dùng củ ráy chữa bệnh cần biết điều này
Các vị thuốc y học cổ truyền nói chung đều rất lành tính, tuy nhiên, một vài vị có độc tính, cần phải sơ chế, chế biến trước khi sử dụng. Ở Việt Nam, tài liệu nghiên cứu về cách chế biến củ ráy còn nghèo nàn do rất ít sử dụng làm thuốc.
Theo YHCT Trung Quốc, người ta chế biến tạo ra cao dán mụn nhọt. Ngoài củ ráy, một số vị thuốc khác cũng cần được chế biến kỹ trước khi sử dụng như: Mã tiền, phụ tử, bán hạ, hà thủ ô...
Cần chú ý, chế biến các vị thuốc y học cổ truyền cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn, không nên tự ý chế biến tại nhà, tránh nguy hiểm khi tiếp xúc và dùng thuốc khi chưa chế biến kỹ.
Ảnh minh họa
Dấu hiệu người bị ngộc độc củ ráy
Trong cây ráy có thành phần độc tố sapotoxin là nguyên nhân gây nên các triệu chứng tê môi lưỡi và cứng hàm cho người ăn. Rất nhiều người đã bị á khẩu, cứng hàm không nói được, ngứa “rách miệng” vì ăn nhầm cây ráy thay vì dọc mùng.
Các triệu chứng điển hình khi ngộ độc củ ráy nói riêng hay các họ ráy nói chung gồm: Tê miệng, khàn giọng, khó thở, cảm giác đầy trong cổ họng, đau lưỡi, buồn nôn, tiết nước bọt, khó phát âm, đau bụng, loét bỏng khoang miệng, khó nuốt, đau ngực, tức ngực, sưng môi, thậm chí là tắc nghẽn đường thở và tử vong.
Cách sơ cứu khi ngộ độc củ ráy
Ngộ độ củ ráy không có thuốc giải đặc hiệu. Chính vì vậy việc sơ cứu ban đầu giúp giảm triệu chứng là rất quan trọng.
- Để giảm đau miệng, nên uống 120 - 240ml nước mát.
- Uống sữa có thể giúp kết tủa oxalate hòa tan bằng cách kết hợp nó với canxi.
- Gây nôn và rửa dạ dày không được khuyến cáo trong trường hợp tổn thương loét nghiêm trọng ở đường tiêu hóa.
- Cần đưa bệnh nhân bị ngộ độc củ ráy đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
GĐXH - Người đàn ông này có tiền sử đái tháo đường nhưng bỏ dùng thuốc 10 ngày nay. Gia đình phát hiện bệnh nhân lơ mơ, nói nhảm nên nhanh chóng đưa đến viện cấp cứu.
GĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán mắc nhồi máu cơ tim không ST chênh lên kèm theo nhiều bệnh lý nền bao gồm: Tăng huyết áp, tăng mỡ máu, đái tháo đường type 2, và trào ngược dạ dày thực quản.
GĐXH - Sau khi nhận ra chai nước vừa uống chính là chai mình pha thuốc diệt kiến trước đó, anh T. nhanh chóng tự gây nôn, sau đó đến viện cấp cứu.