Chuyên mục  


Cô Lý (58 tuổi) là một giáo viên đã nghỉ hưu. Cô sống cuộc sống vô cùng yên bình cho đến khi được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp. Nghe bạn bè mách, cô quyết định thử ăn rau cần tây mỗi ngày. Cần tây từ lâu đã được coi là có đặc tính hạ huyết áp trong y học cổ truyền. Nhưng dưới góc nhìn khoa học hiện đại, liệu cần tây thực sự có tác dụng đáng kể đối với bệnh cao huyết áp hay không?

photo-1727455989758-1727455990250587785167.jpeg

Ngày nào cũng ăn cần tây trong 2 tháng, sức khỏe của người phụ nữ thay đổi thế nào? 

Sau 2 tháng kiên trì ăn cần tây, cô Lý đã nhận thấy sự thay đổi rõ rệt. Kết quả khám cũng khiến cho bác sĩ phải ngạc nhiên bởi huyết áp của cô dần dần giảm và ổn định hơn. Cần tây rất giàu vitamin P, apigenin - một hợp chất tự nhiên có tác dụng thư giãn thành mạch máu, làm giảm tính thấm của mao mạch và giúp hạ huyết áp ở mức độ nhất định. 

Tuy nhiên, tác dụng này vẫn có hạn chế và không thể so sánh với hiệu quả của các loại thuốc điều trị y tế. Nghiên cứu của Phytotherapy Research năm 2020 cũng khẳng định rằng, mặc dù cần tây có tiềm năng trong việc hạ huyết áp, nhưng để đạt được hiệu quả tương tự như thuốc thì cần phải tiêu thụ một lượng lớn cần tây.

photo-1727456060211-1727456060296393531721.jpeg

Bác sĩ nói rằng để ổn định huyết áp thì ăn cần tây là chưa đủ, chúng ta còn cần kết hợp với lối sống lành mạnh, dinh dưỡng cân bằng, tập thể dục đều đặn và luôn tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ.

Hơn nữa, dù cần tây có nhiều lợi ích, nhưng ăn quá nhiều có thể gây hại cho sức khỏe. Một nghiên cứu trên Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism chỉ ra rằng việc tiêu thụ quá nhiều cần tây có thể làm giảm hấp thu iốt, ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp.

4 thói quen giúp hạ huyết áp hiệu quả hơn cả ăn cần tây

1. Tập thể dục: Tập luyện đều đặn, ví dụ như đi bộ, chạy bộ, giúp cơ thể duy trì hệ tuần hoàn khỏe mạnh, từ đó giúp ổn định huyết áp. 

  • photo-1727368525282-17273685315781410646163-0-0-844-1350-crop-17273686235232139452658.jpeg

    9 thực phẩm thơm ngon này có hại cho thận hơn bạn tưởng, nếu ăn quá nhiều sẽ tăng nguy cơ suy thận, sỏi thận

2. Ăn uống lành mạnh: Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, mặn, cay. Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, các loại hạt, đậu để giữ cho cơ thể cân bằng dinh dưỡng. 

3. Giữ tâm trạng bình tĩnh: Tâm trạng ổn định giúp duy trì huyết áp ổn định. Hãy tìm cách thư giãn như thiền, nghe nhạc, đọc sách. 

4. Chú ý đến môi trường ngủ: Giấc ngủ chất lượng giúp điều hòa huyết áp. Tránh tiếng ồn, ánh sáng mạnh khi ngủ và duy trì thói quen ngủ đúng giờ.

6 loại thực phẩm tự nhiên hỗ trợ hạ huyết áp

Ngoài cần tây, những loại thực phẩm dưới đây cũng có tác dụng giúp kiểm soát huyết áp một cách hiệu quả:

Cà chua: Theo một nghiên cứu từ American Journal of Clinical Nutrition, tiêu thụ cà chua có thể giúp giảm huyết áp. Cà chua có chứa lycopene - chất chống oxy hóa mạnh, giúp làm giãn mạch máu và hỗ trợ hạ huyết áp. Cà chua có thể ăn sống, làm nước ép, hoặc thêm vào món salad. 

photo-1727456088179-1727456088340847662490.jpeg

Tỏi: Một nghiên cứu đăng trên Pakistan Journal of Pharmaceutical Sciences khẳng định rằng allicin trong tỏi có khả năng làm giảm huyết áp, giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch. Allicin trong tỏi có tác dụng giảm huyết áp tâm thu và tâm trương. Hãy thêm tỏi vào các món ăn hoặc ăn sống để tận dụng lợi ích này. 

Nấm đen: Giúp cải thiện tình trạng cao huyết áp, xơ cứng mạch máu nhờ hàm lượng chất xơ và các chất chống oxy hóa cao. 

Cà tím: Chứa vitamin P, có tác dụng làm mềm mạch máu, tăng lưu thông máu và giảm lipid máu, hỗ trợ hạ huyết áp. 

Quả kiwi: Giàu vitamin C, kiwi là thực phẩm tốt cho người bị huyết áp cao. Theo một nghiên cứu của Journal of Human Hypertension, ăn quả kiwi hàng ngày có thể giúp giảm huyết áp. 

Mướp đắng: Rất giàu kali, giúp bài tiết natri ra khỏi cơ thể, từ đó kiểm soát huyết áp hiệu quả.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020