Chuyên mục  


Bệnh nhân N.V.T (56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh) nhập khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ.

Khoảng 10 ngày trước khi nhập viện, bệnh nhân có biểu hiện đau đầu, mệt mỏi và xung huyết vùng kết mạc mắt. Ông T không đi khám mà tự mua thuốc hạ sốt, giảm đau ở hiệu thuốc gần nhà về uống nhưng không thấy cải thiện.

Sau 6 ngày tự uống thuốc điều trị tại nhà, bệnh nhân vẫn đau đầu, sốt cao, người mệt nhiều, khó thở, sung huyết kết mạc mắt gây khó chịu nhiều và xuất hiện ban đỏ ở vùng đầu, mặt, sau lan xuống vùng cổ, ngực.

Bệnh nhân đi khám ở cơ sở y tế tuyến dưới và được chuyển đến Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, sau 1 ngày nhập viện, tình trạng bệnh nhân tiếp tục chuyển biến nặng hơn với tình trạng suy hô hấp cấp (tổn thương phổi).

Bệnh nhân ngay lập tức được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực, can thiệp hỗ trợ thở ô xy lưu lượng cao và được chẩn đoán mắc sởi biến chứng suy hô hấp tiến triển nhanh ở người lớn.

Cùng với biến chứng viêm phổi, bệnh nhân còn bị tiêu chảy, biểu hiện nhiễm trùng của bệnh nhân cũng có xu hướng tăng.

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều, mức độ suy hô hấp đã được cải thiện rõ rệt, các chỉ số đã về mức ổn định.

4d985f19ab9313cd4a82-1730801747457-1730801747549371879694.jpg

Bệnh nhân mắc sởi chuyển nặng (ảnh BSCC).

Bác sĩ Phạm Văn Phúc, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực cho biết, sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây nên, lây qua đường hô hấp. Sởi có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và đôi khi gây tử vong, bao gồm viêm phổi, viêm não. Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ 1 – 4 tuổi. Trẻ dưới 6 tháng ít mắc vì có miễn dịch của mẹ. Người lớn rất ít mắc bệnh vì nhiều người đã mắc từ bé. Người lớn nếu mắc bệnh thường là những người có yếu tố nguy cơ như:

- Người chưa bao giờ tiêm vắc xin phòng sởi;

- Người có suy giảm miễn dịch sởi theo thời gian;

- Những người có bệnh nền và bệnh suy giảm miễn dịch;

- Điều trị hóa chất, ung thư…

Bệnh sởi thường có các triệu chứng như:

- Sốt;

- Ho khan;

- Chảy nước mũi;

- Mắt đỏ;

- Không chịu được ánh sáng;

- Những nốt nhỏ xíu với trung tâm màu xanh trắng xuất hiện bên trong miệng nơi gò má. Những nốt này có tên là đốm Koplik;

- Người mọc ra những đốm đỏ lớn, phẳng, chập vào nhau.

Khi phát hiện các triệu chứng bất thường, người dân nên đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng đáng tiếc.

Bác si Phúc khuyến cáo hiện nay trên thế giới có nhiều loại vắc xin sởi. Để phòng bệnh sởi, người dân nên đi tiêm phòng vắc xin sởi.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020