Chuyên mục  


base64-17326752435691982151736.jpeg

Bác sĩ thăm khám và chúc mừng anh D. - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Bệnh viện Đà Nẵng xác nhận vừa cứu sống một nam thanh niên bị điện giật ngừng tim, ngừng thở 60 phút.

Bị điện giật vì mái tôn ướt mưa

Ngày 27-11, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, anh D. (26 tuổi, trú tại quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) kể lại mình không thể nhớ được khoảnh khắc bị điện giật và từ cõi chết trở về. Chỉ khi anh hồi tỉnh, người thân và y bác sĩ kể lại, anh đặt tay lên ngực cảm nhận những nhịp tim vẫn đang đập, vỡ òa hạnh phúc.

"Tôi biết ơn các y bác sĩ đã đưa tôi từ cõi chết trở về. Biết ơn người thân và bà con hàng xóm đã giúp tôi giành lại sự sống. Tôi đã được tái sinh, thật quá may mắn", anh D. nói.

Người nhà anh D. cho biết khoảng 16h ngày 24-10, anh D. leo lên sửa lại mái tôn bị gió quật. Vì trời mưa khiến mái tôn ướt bị nhiễm điện. Anh D. bị điện giật hét lên ngã xuống trên mái nhà. Nghe tiếng hét, người thân và hàng xóm xung quanh ngắt nguồn điện và gọi cấp cứu.

Bệnh viện Đà Nẵng cho biết khi xe cấp cứu đến hiện trường, anh D. ngừng tim, ngừng thở. Các y bác sĩ tiến hành cấp cứu ngưng tuần hoàn, đặt nội khí quản, bóp bóng liên tục trong vòng 20 - 25 phút, chuyển đến khoa cấp cứu tại bệnh viện.

Khoảng 16h45, tại khoa cấp cứu vẫn ghi nhận chưa có tuần hoàn trở lại. Bệnh nhân được tiếp tục cấp cứu, ép tim, bóp bóng qua nội khí quản. Khoa hồi sức tích cực - chống độc nhanh chóng khởi động quy trình báo động đỏ cấp cứu ngừng tuần hoàn ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể).

Bệnh nhân được cấp cứu ngừng tuần hoàn nâng cao vào khoa hồi sức tích cực. Tại đây huy động ê kíp gồm khoa hồi sức tích cực - chống độc, khoa ngoại tim mạch, đơn vị phòng mổ thuộc khoa gây mê hồi sức, kết nối V-A ECMO (ECMO tĩnh mạch - động mạch) trong vòng 10 - 15 phút.

Ngưng tim 60 phút

Theo bác sĩ CKII Bùi Văn Dung, trưởng ê kíp thực hiện ECMO cho bệnh nhân, thời gian bệnh nhân ngừng tim từ hiện trường đến khi thực hiện được kỹ thuật ECMO trong vòng 60 phút.

Bác sĩ Dung cho biết tại khoa hồi sức tích cực chống độc, bệnh nhân biểu hiện tình trạng rất nặng: suy tuần hoàn cấp, suy hô hấp cấp, tổn thương thiếu oxy não sau ngừng tuần hoàn, hiện tượng thoát dịch ra khỏi lòng mạch nặng, tổn thương đa cơ quan.

Bệnh nhân được điều trị tất cả biện pháp hồi sức tích cực hiện đại nâng cao và các đa điều trị hỗ trợ, được hội chẩn điều trị toàn viện nhiều chuyên khoa. Sự quyết liệt khởi động nhanh quy trình cấp cứu ngừng tuần hoàn ECMO và chỉ đạo của lãnh đạo bệnh viện…

Sau hơn 100 giờ hồi sức tích cực, bệnh nhân phục hồi tuần hoàn, cai được V-A ECMO và tiếp tục được điều trị nội khoa tích cực. Hiện sau hơn 10 ngày điều trị, bệnh nhân cải thiện hô hấp cai thở máy và được rút nội khí quản.

base64-17326752435931024608087.jpeg

Anh D. được chuyển qua khoa bệnh nhẹ và sẽ xuất viện sớm - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Nói về ca ngưng tim 60 phút được cứu sống, bác sĩ CKII Hà Sơn Bình, trưởng khoa hồi sức tích cực - chống độc, cho biết: "Đây là ca bệnh rất nặng, tưởng chừng như hết hy vọng ở giai đoạn 24 giờ đầu tiên. Nhưng với sự quyết tâm toàn bệnh viện, đã dùng mọi biện pháp hiện đại nhất của chuyên ngành hồi sức tích cực chống độc.

Chúng tôi chạy đua với biến chứng bệnh từng giờ, từng phút. Cuối cùng bệnh nhân được hồi sinh ngoạn mục từ cõi chết và tình trạng bệnh nhân sau 2 tuần điều trị cải thiện tốt các chức năng, được chuyển qua khoa bệnh nhẹ theo dõi và đánh giá cho xuất viện sớm".

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020