Chuyên mục  


"Loại lá" tốt ngang nhân sâm nhưng lại mọc dại

Nhắc đến một loại thuốc quý có nguồn gốc từ thiên nhiên thì nhân sâm luôn là dược liệu được nhớ đến đầu tiên. Trong nhân sâm có chứa saponin - dưỡng chất "đặc trưng" giúp nhân sâm trở thành thuốc quý đối với con người.

Tuy nhiên, saponin không chỉ có ở mỗi nhân sâm mà còn xuất hiện ở nhiều loại thực phẩm khác. Tại Việt Nam, có 1 "loại lá" mọc dại cũng có chứa dưỡng chất saponin đó là rau sam.

Ở nước ta, rau sam dễ dàng bắt gặp ở những nơi khô cằn, thậm chí có thể mọc dại mà không cần chăm sóc. Đây là loại rau "nông dân" rất dễ trồng, thường được người Việt sử dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, nhưng ít ai biết rau sam lại là một dược liệu quý giá.

capture-1730704503947186090492.png

Tại Việt Nam, có 1 loại lá mọc dại cũng có chứa dưỡng chất saponin như nhân sâm đó là rau sam.

Tác dụng chữa bệnh của rau sam có từ thời La Mã cổ đại và cũng được ghi nhận trong y học cổ truyền Trung Quốc với tên gọi "rau trường thọ".

Trong Đông y, rau sam (còn gọi là mã xỉ hiện) có vị chua, tính hàn, vào ba kinh tâm, can và tỳ, giúp hỗ trợ tiêu hóa, giải độc, kháng viêm cùng nhiều tác dụng khác.

Ở châu Âu, rau sam được dùng trong nhiều món ăn khác nhau. Người Hà Lan muối rau sam thành dưa chua, người Pháp chế biến rau sam vào các món ăn. Ở Mỹ, rau sam được trộn cùng giấm để tạo thành món salad bổ dưỡng. Trong khi đó, tại Đài Loan, rau sam được nghiên cứu để làm thuốc chữa các bệnh như phù thũng, tiểu tiện khó khăn nhờ thành phần giàu kali oxalat và acid hữu cơ, có tác dụng hỗ trợ giải độc, thông tiểu.

fg-17307045039081773865050.png

Trong Đông y, rau sam (còn gọi là mã xỉ hiện) có vị chua, tính hàn, vào ba kinh tâm, can và tỳ...

Không chỉ dừng lại ở y học cổ truyền, các nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy rau sam rất giàu axit béo omega-3 và chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch. 

  • capture-173065567218415577899-9-0-373-583-crop-17306557314661500741141.png

    Thận rất "thích" được tẩm bổ bằng những thứ màu đen: 7 thực phẩm bạn nên ăn mỗi ngày để bổ thận, chống suy thận

Theo các chuyên gia, rau sam là một kho báu dược liệu tự nhiên với những tác dụng nổi bật như:

- Kích thích tiêu hóa: Vị chua của rau sam hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn. 

- Thanh nhiệt, giải độc: Tính hàn trong rau sam giúp làm mát cơ thể, giảm các triệu chứng nóng trong. 

- Kháng sinh tự nhiên: Rau sam có tác dụng kháng khuẩn, giúp trị các chứng mẩn ngứa và nhiễm trùng da. 

- Tiêu thũng, giảm sưng: Rau sam còn được sử dụng để điều trị các vết sưng, viêm ngoài da.

loai-rau-truong-tho-the-gioi-san-lung-nhung-moc-day-o-viet-nam-ai-cung-nen-an-mot-lan-canh-ca-nuong-5webc-1504755323-width600height391-17307043841211446509127.jpg

Không chỉ dừng lại ở y học cổ truyền, các nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy rau sam rất giàu axit béo omega-3 và chất chống oxy hóa...

Một số bài thuốc từ rau sam:

- Trị hắc lào: Giã nát 40g rau sam, 20g củ riềng, và 10g vỏ chuối xanh, lấy nước bôi lên vùng da 4-5 lần/ngày. 

- Chữa ghẻ: Giã nát 30g rau sam, 20g lá xoan, 10g lá đào, ngâm rượu và bôi lên vùng da bị ghẻ. 

- Điều trị viêm ruột, kiết lỵ: Sắc nước từ 30g rau sam tươi để uống hàng ngày. 

- Tắm trị rôm sảy cho trẻ: Giã nát rau sam, vắt lấy nước pha vào nước tắm. 

Lưu ý quan trọng khi ăn rau sam

canh-rau-sam-1730704384082602449690.jpg

- Người có tỳ vị yếu: Những ai dễ bị tiêu chảy hoặc lạnh bụng không nên ăn rau sam, vì tính hàn của rau có thể làm tình trạng nặng thêm. 

- Người dùng thuốc bắc: Rau sam có thể tương tác với các loại thảo dược trong thuốc Bắc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. 

- Cần nhận diện đúng loại: Rau sam dễ nhầm lẫn với nhiều loại rau dại khác. Trước khi dùng rau sam chữa bệnh, cần tư vấn lương y hoặc bác sĩ để nhận dạng chính xác và sử dụng đúng liều lượng. 

Tin mới

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020