Chuyên mục  


tien_san_giat.jpg

Tiền sản giật có thể gây biến chứng cho cả mẹ và em bé. Ảnh: Adobe.

Theo Hindustantimes, tiền sản giật là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng ở phụ nữ trong thai kỳ, thường là sau tuần thứ 20. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là huyết áp cao, các dấu hiệu tổn thương các hệ cơ quan khác như gan và thận. Tiền sản giật có thể dẫn đến biến chứng cho cả mẹ và thai nhi nếu không được điều trị.

Trong một cuộc phỏng vấn với Hindustantimes Lifestyle, tiến sĩ Sathiya S, chuyên gia tư vấn Sản phụ khoa tại Bệnh viện Cloudnine ở Chennai (Ấn Độ), giải thích tiền sản giật biểu hiện ở người trước đó có huyết áp bình thường nhưng sau tuần thai thứ 20, huyết áp ghi nhận ở 2 lần đo cách nhau 4-6 giờ đều cao. Thông thường, trong vòng 48 giờ đến 6 tuần sau sinh, huyết áp sẽ trở lại bình thường.

“Tuy nhiên, nó có khả năng gây nguy hiểm trong thai kỳ vì có thể ảnh hưởng bất lợi đến cả mẹ và thai nhi”, chuyên gia nói.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Bác sĩ Sathiya S cho hay tiền sản giật thường có đặc điểm là sưng chân và nước tiểu có protein. Điều này khiến nhiều người khó phân biệt giữa việc mắc bệnh với tình trạng phù chân, tay lúc mang thai do giữ nước. Vì vậy, bác sĩ cần theo dõi huyết áp cao và xét nghiệm protein trong nước tiểu để chẩn đoán.

Ngoài ra, nhiều bệnh nhân có huyết áp bình thường trong suốt thai kỳ có thể đột ngột tăng huyết áp trong những tháng cuối thai kỳ, trong khi sinh hoặc ngay cả sau khi sinh.

Vì thế, mẹ bầu cần được theo dõi tình trạng tiền sản giật trong suốt thời kỳ mang thai.

Triệu chứng của tiền sản giật:

  • Huyết áp trên 140/90mmHg
  • Sưng chân không giảm ngay cả khi đã nghỉ ngơi
  • Tăng 0,5-1 kg trong 2-3 ngày do tích tụ nước
  • Đau đầu dữ dội
  • Tần suất đi tiểu ít hơn
  • Nôn và đau ở giữa ngực
  • Vấn đề thị lực (như ruồi bay hoặc nhìn mờ)

Rất ít bệnh nhân mắc tiền sản giật mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Vì vậy, mẹ bầu có huyết áp cao sau tuần 20 thai kỳ nên đi khám định kỳ, chủ yếu để đo huyết áp và xét nghiệm nước tiểu.

tien_san_giat_2.jpg

Mẹ bầu bị tiền sản giật cần theo dõi sức khỏe thường xuyên và tuân thủ khuyến nghị từ bác sĩ. Ảnh: Jonas Unruh.

Các yếu tố rủi ro và cách phòng ngừa

Chuyên gia đưa ra các yếu tố có thể khiến mẹ bầu có nguy cơ mắc tiền sản giật cao hơn:

  • Mang thai ở tuổi vị thành niên
  • Mang thai khi lớn tuổi (trên 35 tuổi)
  • Khoảng cách giữa các lần mang thai quá ngắn (một năm) hoặc quá dài (10 năm)
  • Tiền sử tiền sản giật trong lần mang thai trước
  • Mang nhiều hơn một thai nhi (sinh đôi trở lên)
  • Tiền sử gia đình tiền sản giật hoặc tăng huyết áp
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Thụ tinh ống nghiệm
  • Tiền sử đái tháo đường thai kỳ

Tiến sĩ Sathiya S cho hay không có nhiều phương pháp phòng ngừa tiền sản giật. Dù vậy, mẹ bầu có thể kiểm soát nguy cơ mắc bệnh thông qua chế độ ăn uống cân bằng hợp lý, hạn chế muối, tập thể dục, kiểm tra huyết áp thường xuyên.

Trong trường hợp cần thiết, phụ nữ mang thai phải thay đổi chế độ ăn uống, lối sống, hoạt động thể chất được khuyến nghị với sự tư vấn chặt chẽ của bác sĩ sản phụ khoa.

Sách về nghề y

Tò mò về nghề y, về một nghề nghiệp luôn có tác động đến cuộc đời bạn nhưng luôn đầy những thông tin kỹ thuật khó hiểu? Đây là một số giới thiệu của mục Sức khỏe dành cho bạn:

Ký túc xá - Cá tốc ký: Cuốn sách kể về đời sống của sinh viên Đại học Y Hà Nội, chủ yếu xoay quanh đời sống ký túc xá, nơi tác giả đã trải qua tuổi trẻ cùng 10 thành viên khác trong phòng 110 E2.

Chạy trời không khỏi đau: Tập hợp các ghi chép của tác giả Adam Kay trong 6 năm hành nghề y từ 2004 đến 2010, cuốn sách là bản báo cáo không khoan nhượng về công việc của đội ngũ y tế của Vương quốc Anh đang làm việc ngày đêm nhưng chưa được nhìn nhận và tôn trọng đúng mức.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020