Chuyên mục  


"Người canh giữ" lá phổi

Theo BS CKII. Đặng Thị Kim Huyên - Khoa Thăm dò chức năng hô hấp (Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM), cấu tạo mũi người vô cùng phức tạp, bao gồm rất nhiều bộ phận nhỏ như xương, mô, mạch máu và dây thần kinh.

Từng bộ phận tương ứng sẽ đảm nhận các chức năng sinh lý khác nhau. Vì cấu trúc mũi liên quan đến đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới nên tất cả những gì chúng ta hít vào trong mũi, những gì đi ngang qua mũi đều đi vào hệ hô hấp và cơ thể. "Mũi được ví như là "người canh giữ" của lá phổi", bác sĩ Huyên cho hay.

Khi mũi bị sưng viêm, chúng ta phải thở bằng miệng. Các chức năng của mũi như làm ẩm, làm ấm không khí, lọc không khí vốn bảo vệ cơ thể nay giảm xuống.

ts-bs-nguyen-huy-luan-kham-tu-van-cho-tre-truoc-khi-tiem-chung-1714794847136310216675-1714808170798-17148081725521554144616.jpg

TS BS. Nguyễn Huy Luân - Trưởng Đơn vị Tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (Ảnh M.T).

Chiếc mũi như hàng rào che chắn nên khi mũi bị đau, viêm thì các phân tử lạ, các chất gây kích ứng, các loại siêu vi gây hại cho cơ thể vì thế cũng dễ dàng tấn xâm nhập nhanh chóng tấn công vào bên trong cơ thể. Khi đó, vùng mũi và hầu họng bị kích ứng cũng sản sinh ra các chất gây viêm và tạo những phản xạ dẫn truyền các chất này tới các vùng xung quanh như: amidan 2, vòm hầu ở phía sau khoang mũi (còn gọi là VA) bị sưng to. Trường hợp các chất gây viêm lan xuống đường hô hấp dưới gây viêm thanh quản, phế quản, hen, phổi.

  • 4ecb1f7f-b035-4dca-99b9-2c66f0adcd04-1714645891346597139327-1714651938544-1714651939363459541145-250-0-1500-2000-crop-1714652053089825265001.jpeg

    328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Ngoài ra, việc gặp khó khăn trong quá trình hít thở có thể dẫn đến hội chứng ngưng thở khi ngủ, gây biến chứng thậm chí là bệnh tim mạch và hen suyễn ở trẻ.

Bác sĩ Huyên cho hay trong những nguyên nhân gây ra bệnh lý hô hấp, gần 80% trường hợp do siêu vi gây ra, nổi bật là cúm; 20% còn lại do vi trùng gây ra, nổi bật là phế cầu, liên cầu, Haemophilus influenzae. Đây đều là những tác nhân gây ra biến chứng trầm trọng và khó khăn trong điều trị.

Cách bảo vệ lá phổi

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc các bệnh lý này vì đường hô hấp chưa hoàn thiện. Theo bác sĩ Huyên, rất may mắn hiện nay đã có nhiều loại vắc xin giúp ngăn ngừa virus cúm, vi khuẩn phế cầu gây viêm phổi, viêm tai giữa và nhiễm trùng huyết... Vì vậy, cần có biện pháp phòng ngừa bệnh lý hô hấp bằng cách chủ động tiêm vắc xin. Đây là cách đơn giản giúp bảo vệ phổi, tránh khỏi các tác nhân gây bệnh.

Ngoài ra trong sinh hoạt hằng ngày, bố mẹ cần hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đeo khẩu trang khi ra ngoài và đến nơi đông người, bổ sung dinh dưỡng hợp lý giúp xây dựng hệ miễn dịch khoẻ mạnh.

TS BS. Nguyễn Huy Luân - Trưởng Đơn vị Tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - cho biết: "Tiêm chủng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ, bao gồm bệnh do virus và vi khuẩn. Việc tiêm chủng sớm và đúng lịch trình giúp cơ thể trẻ phát triển khả năng miễn dịch một cách tốt nhất trước khi tiếp xúc với các loại virus, vi khuẩn gây bệnh, đồng thời bảo vệ trẻ khỏi các biến chứng nguy hiểm của bệnh và ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng".

Với bệnh lý hô hấp, việc tiêm ngừa thường bắt đầu từ khi trẻ còn rất nhỏ, thời điểm mới sinh trẻ đã được tiêm ngừa phòng bệnh lao. Khi trẻ được 6 tuần tuổi trở lên, sẽ được tiêm ngừa phòng vi khuẩn Hib, phế cầu, ho gà, lịch tiêm 3 lần và nhắc lại vào năm thứ 2. Lịch tiêm ngừa virus cúm dành cho trẻ 6 tháng tuổi trở lên là tiêm 2 liều, mỗi liều cách 1-2 tháng và tiêm nhắc lại mỗi năm.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020