Chuyên mục  


dpsoinhidong1-2a-read-only-17248053707522010565614.jpg

Trẻ em bị bệnh sởi được điều trị tại khoa nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Về tính chất, mức độ nguy hiểm của dịch thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm B, người có nguy cơ mắc bệnh là người chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ.

Bệnh sởi lây truyền qua đường hô hấp từ người sang người. Bệnh có thể dẫn đến biến chứng nặng, thậm chí có thể tử vong nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách.

Người dân đến công tác, du lịch... tại TP.HCM có phải lo?

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho rằng TP.HCM công bố dịch sẽ thuận lợi trong công tác phòng chống dịch vì sẽ huy động được mọi nguồn lực để tham gia phòng chống bệnh sởi.

Dù TP.HCM công bố dịch sởi nhưng người dân đến du lịch hay đến công tác TP.HCM không cần phải lo lắng, hoang mang nếu như đã chích ngừa đủ hai mũi sởi trước đó. Bác sĩ Trương Hữu Khanh khẳng định những người đã có miễn dịch thì "không phải sợ gì bệnh sởi cả".

Hiện nay, cách phòng chống dịch sởi hữu hiệu nhất vẫn là đưa những trẻ chưa được tiêm ngừa sởi, hoặc tiêm chưa đủ hai mũi sởi đi chích ngừa vắc xin sởi.

Còn với những trẻ bị mắc bệnh sởi cần được đi khám sớm. Những trẻ mắc bệnh sởi nhẹ được điều trị tại nhà cũng cần được cách ly trong vòng 5 ngày kể từ khi trẻ phát ban. Một điều quan trọng nữa mà bác sĩ Khanh đề cập là tránh lây lan bệnh sởi trong môi trường bệnh viện.

Để phòng tránh lây lan bệnh sởi trong bệnh viện thì nhóm bệnh nhân chưa chích ngừa sởi, chích thiếu mũi sởi, nhân viên y tế tiếp xúc, chăm sóc sởi cần được chích ngừa, đồng thời kiểm soát lây nhiễm trong bệnh viện...

Ông Nguyễn Trung Hòa, giám đốc Trung tâm Y tế quận Gò Vấp, nói cuộc phòng chống dịch sởi sắp tới cần có hai việc phải làm. Một là chặn dịch sởi bằng tiêm chủng và hai là cần phát hiện ca bệnh sởi sớm, đưa đi điều trị kịp thời.

Hiện Trung tâm Y tế quận Gò Vấp đã sẵn sàng với việc phòng chống dịch sởi như đã lập danh sách những trẻ cần đi chích ngừa, truyền thông bệnh sởi trong trường học và cộng đồng, giám sát dịch tễ, tổ chức tiêm chủng bổ sung, tiêm bù, bảo vệ tốt các trẻ có yếu tố nguy cơ...

Khẩn trương tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin sởi

Cùng ngày công bố dịch sởi, UBND TP.HCM cũng đã ban hành kế hoạch chủ động ứng phó dịch bệnh sởi trên địa bàn toàn TP.

Mục đích của kế hoạch này là phát hiện sớm các trường hợp bệnh sởi, ngăn chặn không để dịch sởi lây lan trên diện rộng trong cộng đồng, hạn chế lây lan trong bệnh viện và không có ca bệnh tử vong do sởi.

UBND TP.HCM yêu cầu Sở Y tế phối hợp với sở, ngành, đơn vị liên quan khẩn trương chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện ứng phó với bệnh dịch; triển khai thực hiện hiệu quả các hoạt động phòng và kiểm soát lây nhiễm sởi trên địa bàn, bao gồm cả hoạt động tiêm chủng; chỉ đạo cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc thực hiện tốt công tác thu dung, điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển nặng và tử vong; báo cáo kịp thời, đầy đủ thông tin các trường hợp mắc sởi và các ổ dịch sởi theo quy định.

Theo kế hoạch này, TP sẽ khẩn trương tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin phòng bệnh sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi không kể tiền sử tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y tế trên địa bàn TP. TP sẽ đa dạng hóa hình thức triển khai như tiêm tại cơ sở giáo dục, tại cơ sở nuôi dưỡng, trạm y tế, bệnh viện... Vắc xin sử dụng trong chiến dịch là vắc xin phối hợp sởi - Rubella (MR).

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chủ động phát hiện sớm các trường hợp sốt phát ban nghi sởi, lấy mẫu huyết thanh gửi về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP và thực hiện báo cáo lên hệ thống quản lý giám sát bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế (phần mềm) trong vòng 24 giờ theo quy định.

Củng cố hoạt động phòng chống bệnh truyền nhiễm trong trường học, chú trọng công tác phát hiện sớm ca bệnh tại các nhóm trẻ và các trường mầm non.

Trạm y tế phường, xã, thị trấn giám sát việc thực hiện của các trường học, nhóm trẻ hằng tuần khi chưa có ca bệnh trên địa bàn phường, xã và giám sát hằng ngày khi phường, xã có ca bệnh.

Khi phát hiện trẻ sốt và phát ban cần hướng dẫn gia đình đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế, đồng thời tiến hành điều tra dịch tễ. Đối với người bệnh, thực hiện cách ly y tế (tại nhà hoặc tại cơ sở y tế)...

TP.HCM đã phát hiện 170 ca sởi

TP.HCM từ ngày 23-5 đến 18-8 đã phát hiện 170 trường hợp bệnh sởi tại 15 quận, huyện và TP Thủ Đức, trong đó có 57 phường xã có ca bệnh sởi và 10 quận huyện có 2 phường xã trở lên có ca bệnh (gồm các huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, quận 12, quận 6, quận 8, Tân Phú, Tân Bình, Bình Tân và TP Thủ Đức).

Trong khi trước đó, từ năm 2021 - 2023, TP.HCM chỉ ghi nhận 1 ca bệnh sởi.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020