Bé An rất thích ăn kẹo và bánh ngọt. Dạo gần đây, thấy con thường xuyên kêu đau răng, mẹ bé đã đưa con đi khám. Bác sĩ thông báo rằng bé An đã bị sâu răng và nguyên nhân sâu răng là do răng bé có quá nhiều mảng bám. Mẹ bé An rất ngạc nhiên "sao con mới 2 tuổi mà răng đã có mảng bám được?".
Qua thắc mắc này của mẹ bé An có thể thấy mẹ bé chưa thực sự hiểu về cách chăm sóc răng miệng cho con. Nghi ngờ có thể mẹ bé vệ sinh răng cho con chưa đúng, bác sĩ đã hỏi chi tiết hơn thì được biết, hóa ra, do bé không chịu hợp tác việc đánh răng mà mẹ đã cũng chỉ cho con xịt với súc miệng. Mẹ bé nghĩ "trẻ con ăn uống bao nhiêu nên chắc xịt với súc miệng là cũng sạch rồi!".
Thực ra đây là quan niệm vô cùng sai lầm, đáng tiếc có rất nhiều bà mẹ có cùng suy nghĩ như vậy. Đó cũng chính là lý do khiến mảng bám "trụ lại" trên răng của các bé nhiều và khó loại bỏ hơn.
Mảng bám là một lớp màng mỏng, dính trên bề mặt răng, hình thành từ thức ăn thừa, vi khuẩn và nước bọt. Nếu không được làm sạch thường xuyên, mảng bám sẽ cứng lại thành cao răng, gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho răng miệng của trẻ.
Mảng bám - Kẻ thù thầm lặng đe dọa răng sữa của bé và giải pháp từ chuyên giaĐọc ngay
Mảng bám trên răng của trẻ nhỏ là một vấn đề khá phổ biến. Nguyên nhân chính hình thành mảng bám là do sự kết hợp giữa thức ăn thừa, vi khuẩn trong miệng và nước bọt. Sau mỗi bữa ăn, các vụn thức ăn sẽ bám lại trên răng và nướu của bé. Nếu không được làm sạch kỹ lưỡng, các vụn thức ăn này sẽ trở thành môi trường sống lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở và hình thành mảng bám. Ngoài ra, trẻ nhỏ thường chưa có thói quen đánh răng cũng là những yếu tố thuận lợi cho sự hình thành và tích tụ mảng bám.
Mảng bám nguy hiểm thế nào với trẻ dưới 3 tuổi?
Hầu hết trẻ 0-3 tuổi thường chưa biết cách tự vệ sinh răng miệng, nếu không được cha mẹ chăm sóc đúng cách, mảng bám sẽ dễ dàng hình thành và tích tụ, dẫn đến nhiều ảnh hưởng như hôi miệng, viêm lợi. Nghiêm trọng hơn, vi khuẩn trong mảng bám sản sinh axit, "ăn" mòn men răng, gây sâu răng.
Sâu răng không chỉ gây đau nhức mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và tâm lý của trẻ. Sâu răng làm giảm khả năng nhai của trẻ, khiến bé khó ăn những thức ăn cứng hoặc dai, dẫn đến tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng. Sâu răng có thể gây nhiễm trùng ở vùng quanh răng, lan rộng đến các vùng khác trong miệng, thậm chí gây nhiễm trùng toàn thân.
Sâu răng ở răng sữa cũng có thể ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của răng vĩnh viễn, gây ra tình trạng răng mọc lệch lạc, hô, móm... khiến trẻ cảm thấy xấu hổ, mất tự tin và ngại giao tiếp dẫn đến sống thu mình.
Để tránh những hậu quả nghiêm trọng trên, cha mẹ cần chú ý chăm sóc răng miệng cho bé ngay từ khi còn nhỏ.
Loại bỏ mảng bám trên răng - Cách đơn giản nhất để phòng ngừa sâu sún răng sữa
Sâu sún răng sữa là vấn đề phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt trong giai đoạn từ 1-3 tuổi. Ai cũng nghĩ, để phòng ngừa sâu, sún răng sữa cho bé, việc quan trọng nhất là hạn chế cho bé ăn đồ ngọt và súc miệng thường xuyên. Nhưng thực tế, vệ sinh răng miệng cho bé đúng cách mới là yếu tố quan trọng nhất trong việc ngừa sâu sún răng.
Khi trẻ chưa mọc răng, mẹ cần lau sạch nướu cho bé bằng gạc mềm, sạch thấm nước ấm hoặc nước muối sinh lý lau nhẹ nhàng nướu cho bé sau khi bú hoặc trước khi đi ngủ. Nhưng với trẻ 1-3 tuổi, để răng miệng của bé sạch sẽ, phòng ngừa sâu sún răng sữa, điều đầu tiên mẹ cần làm là làm sạch răng, loại bỏ thức ăn thừa, mảng bám, sau đó mới dùng đến các phương pháp khác. Nếu không làm sạch răng thì dù mẹ có xịt hay súc miệng cũng sẽ không đạt hiệu quả cao, thậm chí phản tác dụng.
Loại bỏ mảng bám răng chính là bước tiên quyết, giúp loại bỏ môi trường lý tưởng của vi khuẩn phát triển và sinh sống. Còn tái khoáng men răng sẽ giúp lấp đầy các lỗ nhỏ li ti xuất hiện trên răng do vi khuẩn gây ra. Việc này sẽ giúp tăng cường sự chắc khỏe của men răng và ngăn ngừa sâu sún hiệu quả hơn.
Nhiều mẹ cho rằng chỉ cần súc miệng hàng ngày là sẽ sạch khoang miệng của con. Thực tế, việc súc miệng có thể loại bỏ phần nào vụn thức ăn thừa bám trên răng nhưng không thể làm sạch tất cả, đặc biệt là mảng bám. Vì thế, mẹ nên sử dụng bàn chải mềm có lông bàn chải nhỏ và đầu bàn chải tròn để tránh làm tổn thương nướu của bé.Nếu con chưa hợp tác đánh răng, hoặc đang trong quá trình tập đánh răng, mẹ có thể dùng gạc mềm để làm sạch răng và nướu.
Theo báo cáo của Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương, "85% trẻ em Việt Nam bị sâu, sún răng sữa. Trong đó sún răng là tình trạng phổ biến nhất ở trẻ 1-3 tuổi". Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ăn nhai, phát âm và phát triển của răng vĩnh viễn.
Răng sữa của con là nền tảng cho hàm răng chắc khỏe sau này, vì thế, việc bảo vệ răng sữa từ sớm là điều vô cùng quan trọng. Gạc chống sâu sún răng Dr.Papie 1+ chính là giải pháp hoàn hảo mà mẹ cần để chăm sóc răng miệng cho bé yêu từ khi con tròn 1 tuổi.
Không chỉ làm sạch mảng bám cứng đầu, sản phẩm còn giúp men răng bé được cứng cáp, chắc khỏe hơn. Trong mỗi miếng Gạc chống sâu sún răng Dr.Papie 1+, mẹ sẽ tìm thấy Lactoferrin, Fibregum B, Xylitol, cùng với dịch chiết lá hẹ và NaCl, bảo vệ khoang miệng của bé mỗi ngày, ngăn ngừa mảng bám, giữ cho nướu và lưỡi luôn khỏe mạnh, đem lại hơi thở thơm mát tự nhiên.
Thành phần dịch chiết lá hẹ trong gạc còn có tác dụng giảm viêm, giảm đau khi bé đang trong giai đoạn mọc răng. Nhờ vậy, việc vệ sinh răng miệng cho bé không còn là nỗi lo của mẹ. Hơn nữa, nó là một loại kháng sinh từ thiên nhiên, nên không những bảo vệ khoang miệng nhỏ bé của con mà còn an toàn tuyệt đối, không lo tác dụng phụ.
Mẹ muốn con có hàm răng chắc khỏe và nụ cười tươi tắn, đừng bỏ qua Gạc chống sâu sún răng Dr.Papie 1+!