Trả lời:
Bún được làm từ gạo ngâm lâu, lên men nên rất dễ bị chua. Nếu không sử dụng và bảo quản hợp lý, bún bị nhiễm khuẩn. Nhiều người thấy bún có mùi chua nhẹ, dùng nước sôi chần qua để loại bỏ mùi. Tuy nhiên, cách ăn này không đảm bảo độ ngon, ngọt, sản phẩm dễ bị đứt gãy hơn, khi ăn có thể gây đầy bụng, khó tiêu.
Bạn nên phân biệt mùi tự nhiên với mùi bún bị chua, hư hỏng. Trường hợp bún bị chua nhiều, mùi nồng, bạn nên loại bỏ, tránh nguy cơ nhiễm khuẩn, ngộ độc, rối loạn tiêu hóa. Ăn bún có vị chua cũng không còn ngon miệng. Ngoài ra, bún bị biến chất nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bún an toàn là loại có màu trắng đục, sợi không dai. Sờ vào bún, tay có độ dính nhẹ, ấn mạnh sẽ nhuyễn như cơm. Không nên chọn loại trắng bất thường, cọng sáng bóng mẩy.
Bạn nên bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ thấp hoặc thoáng mát để tránh bị ngộ độc. Hạn chế ăn thực phẩm để qua đêm.
Ăn bún bị chua dễ bị ngộ độc, đau bụng, rối loạn tiêu hóa. Ảnh: Bùi Thủy
Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy ThịnhNguyên cán bộ Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội