Chuyên mục  


Ngày 9/10, BS.CK1 Nguyễn Thị Ngọc Ngà, Phó Khoa Bỏng Chỉnh trực, Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết bé được bệnh viện từ Tây Ninh chuyển đến, đứt lìa ngón 3, 4, 5 ở bàn tay trái. Trong đó, chỉ có ngón 4 được người nhà mang theo nhập viện, không tìm được hai ngón 3, 5 bị đứt.

"Phần ngón 4 đứt lìa được bảo quản cẩn thận, trải qua hơn 3 giờ bị đứt nên được phẫu thuật nối lại thành công", bác sĩ Ngà nói, thêm rằng rất tiếc đã mất ngón 3, 5 nên bé phải chịu khuyết tật thiếu ngón vĩnh viễn.

Ngón tay thứ 4 của trẻ được khâu nối thành công. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Gần đây, bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ bị tai nạn đứt lìa ngón tay. So với người lớn, khả năng phục hồi ở trẻ tốt hơn. Do đó, phẫu thuật nối thành công sẽ giúp bộ phận bị đứt tái lập tuần hoàn mới, phục hồi chức năng, tránh di chứng. Tuy nhiên, khả năng hồi phục còn phụ thuộc nhiều vào tình trạng vết thương.

Bác sĩ Ngà khuyến cáo khi không may bị đứt lìa chi thể, cần cầm máu bằng băng gạc hoặc dùng khăn, vải sạch quấn lại và đến cơ sở y tế gần nhất, càng sớm càng tốt. Bộ phận bị đứt lìa cần bảo quản trong túi nylon rồi đặt túi trong đá lạnh (không đặt trực tiếp vào đá lạnh), tránh nhiễm trùng.

Lê Phương

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020