Bác sĩ người Đài Loan (Trung Quốc) Ngụy Sĩ Hàng thời gian gần đây đã chia sẻ trường hợp bệnh nhi tương đối hiếm gặp. Bé trai 9 tuổi nặng 55,3kg với chỉ số BMI 30,3, tỷ lệ mỡ trong cơ thể là 47,1% được mẹ đưa đến phòng khám.
Chỉ số BMI bình thường của trẻ em có thể thay đổi theo sự tăng trưởng và phát triển nên các phương pháp phát hiện thừa cân, béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên khác với người lớn. Khi chỉ số BMI vượt quá 85% so với lứa tuổi sẽ được coi là là thừa cân, vượt quá 95% sẽ được xác định là béo phì. Và trường hợp của bé trai được xác định béo phì nghiêm trọng.
Được biết, bé trai 2 năm trước đã thay đổi môi trường sống. Từ sau thời điểm đó, cân nặng của cậu bé không ngừng tăng nhanh, thậm chí tăng đến 10kg trong vòng 1 năm. Dù bé trai đã cố gắng tập thể dục bằng phương pháp bơi lội nhưng vẫn không thể cải thiện tình hình.
Bác sĩ Ngụy Sĩ Hàng sau khi tìm hiểu về chế độ ăn của cậu bé thì phát hiện, phần lớn trong khẩu phần ăn mỗi ngày của cậu là carbohydrate tinh chế, rất dễ gây béo phì.
Bữa sáng phổ biến nhất là mì ống với trứng và hai miếng bít tết. Đối với bữa trưa và bữa tối, bé trai chủ yếu ăn ở ngoài như cơm hộp, mì bò, thậm chí có thể ăn 2 suất một lúc. Trước khi đi ngủ, cậu bé cũng thường uống một ly sữa và một vài lát bánh mì nướng. Thậm chí, bánh mì nướng, mì ăn liền cũng là món yêu thích để bổ sung năng lượng sau mỗi buổi tập bơi.
Gần 1/3 trẻ em bị thừa cân hoặc béo phì: Tránh xa "kẻ thù" tiềm ẩn, mẹ an tâm hơn về sức khỏe của conĐọc ngay
Làm thế nào để điều trị béo phì ở trẻ?
Bác sĩ cho hay, độ tuổi của bé trai vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ. Chính vì vậy, mục tiêu của việc điều trị không phải là giảm trọng lượng trong một khoảng thời gian nhất định mà là cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần lâu dài bằng cách thiết lập lối sống lành mạnh.
Chính vì vậy, bác sĩ đã hướng dẫn cho mẹ và bé trai khái niệm đĩa thức ăn 211 (trong đĩa thức ăn mỗi bữa có 2 phần là rau/1 phần là tinh bột/1 phần là protein). Cùng với đó, cách lựa chọn thực phẩm, thứ tự khi ăn uống cũng được quy định rõ ràng.
Ngoài ra, cũng nên giảm lượng đồ ăn, thức uống có đường. Xem TV, sử dụng thiết bị điện tử dưới 2 giờ và hoạt động thể chất ít nhất 1 giờ mỗi ngày. Tránh ăn ngoài, ăn cơm cùng gia đình càng nhiều càng tốt, ăn sáng đều đặn, tránh những kế hoạch ăn kiêng quá khắt khe. Giấc ngủ tốt.
Nguồn: edh.tw