Chuyên mục  


avatar1682689918940-16826899190831593943274.pngNam sinh 16 tuổi mắc bệnh gút, bác sĩ tiết lộ nguyên nhân do thức uống quen thuộc

Bác sĩ Li Xiaopeng (Khoa Thấp khớp và Miễn dịch học) đánh giá: Xiao Lei đã mắc bệnh gút vì loại nước ép trái cây mà cậu ấy thích uống hàng ngày.

2 năm nay, nam học sinh L.M.H (nam, 17 tuổi, ở Hà Nội) xuất hiện nhiều đợt đau âm ỉ bàn ngón 1 chân trái, đau khi đi lại vận động, tự hết sau 3-5 ngày. Hai ngày trước, cháu H đau khớp bàn ngón 1 chân trái nhiều, sưng nóng, đau liên tục, tăng khi vận động, đôi khi đau về đêm nên đến BVĐK Medlatec để khám. 

Điều tra bệnh sử được biết, cháu H không có tiền sử chấn thương, không đau cột sống và các khớp khác, chưa điều trị thuốc.

Về tiền sử bản thân và gia đình, bố mẹ cho biết, cháu H., từng mắc tứ chứng Fallot - bệnh tim bẩm sinh tim thường gặp nhất đã phẫu thuật hơn 15 năm nên có khám chuyên khoa Tim mạch định kỳ, dị ứng thuốc kháng sinh (Ceftriaxone). Phía gia đình có ông ngoại bị bệnh gút.

base64-1737275453221879860682.jpeg

Ảnh: BVCC

ThS.BSNT Trịnh Thị Nga - Trưởng Chuyên khoa Cơ xương khớp của bệnh viện cho biết: Chẩn đoán sơ bộ theo dõi Gút, bệnh nhân được tư vấn chẩn đoán chuyên sâu về xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.

Kết quả đáng lưu ý có xét nghiệm Bilan viêm tăng (BC: 14.42G/L, CRP: 13.47 mg/L), Acid uric máu tăng cao: 543.22 µmol/L, có hình ảnh lắng đọng tinh thể urate dạng đám tại khớp bàn ngón 1 chân trái trên phim chụp cắt lớp vi tính (CT) năng lượng kép. Vì vậy, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị đợt cấp Gút mạn.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh gút, cần được khám sớm

dau-hieu-benh-gout-1737275515710934828520.jpg

Bác sĩ Nga cho biết, cháu H có chế độ ăn uống bình thường, thể trạng thấp bé (do mắc bệnh lý tim bẩm sinh), trẻ tuổi nên khi xuất hiện dấu hiệu bất thường gia đình vẫn chủ quan nghĩ do thay đổi thời tiết gây nên. Tuy nhiên, do cháu H. mắc tim bẩm sinh có tím nên có nguy cơ mắc bệnh gút và tăng acid uric cao hơn, lại thêm yếu tố di truyền là ông ngoại mắc gút. Vì vậy, cháu H., cần được khám, kiểm tra định kỳ 3-6 tháng để kiểm soát bệnh gút là tốt nhất.

Bác sĩ cảnh báo, bệnh gút nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể trở nên trầm trọng như u cục tophi, tổn thương khớp, sỏi thận... Đặc biệt, người trẻ mắc gút có thể các bệnh lý về tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, đái tháo thường, bệnh thận mạn tính...

Theo bác sĩ Nga, khi xuất hiện dấu hiệu đau như khớp đau đột ngột, dữ dội, sưng tấy, sưng đỏ, vùng xung quanh khớp ấm lên... hầu hết các dấu hiệu này thường kéo dài vài giờ trong 1-2 ngày, để phát hiện bệnh kịp thời người dân cần đi khám ngay.

4722102696145180745674277413766185364770339n-17356219991721194168191-190-0-1470-2048-crop-173562226865057280648.jpgNgười đàn ông 48 tuổi ở Bắc Giang suy đa tạng do sai lầm trong điều trị bệnh gout

GĐXH – Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh gout từ năm 2016 trên nền bị tăng huyết áp và đái tháo đường. Tuy nhiên, người này không tuân thủ điều trị mà thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau tự điều trị tại nhà.

thit-kho-tau5-17356175444981205976750-109-0-749-1024-crop-17356177122172067850986.jpegBé 8 tuổi đã mắc bệnh gout, cha mẹ thừa nhận thường xuyên cho trẻ ăn món khoái khẩu này

GĐXH - Bé 8 tuổi mắc bệnh gout có thói quen ngày ba bữa, thực đơn bữa ăn của cậu bé chỉ có duy nhất một món khoái khẩu là... thịt kho tàu.

soc-phan-ve-1725081476703211637503-0-17-442-724-crop-17250815360351058433695.jpgNgười đàn ông mắc bệnh gout nhập viện gấp vì thói quen nhiều người Việt hay làm

GĐXH - Sau 7 ngày tự mua thuốc uống khi bị gout, người bệnh bị sốt, nổi phỏng nước ngoài da, loét trợt niêm mạc môi miệng và vùng sinh dục.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020