Chuyên mục  


Người bị sốt xuất huyết nên và không nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh!

GiadinhNet - Sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc đặc trị, do đó chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc giúp người bệnh nhanh hồi phục sức khỏe, giảm nguy cơ biến chứng...

Cua đồng là món ăn yêu thích của nhiều gia đình người Việt. Đây là loại thực phẩm chứa nhiều omega 3, omega 6, vitamin B1, B2, B6, canxi, sắt, phốt pho, kali, đồng, protein và lipid.

Mặc dù có giá trị dinh dưỡng cao nhưng cua là thực phẩm dễ bị dị ứng. Dị ứng cua là một phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch với các chất có trong cua và protein là thành phần chính khiến bạn ăn cua bị dị ứng.

Theo các chuyên gia y tế, phản ứng dị ứng xảy ra khi các kháng thể immunoglobulin E (IgE) do hệ thống miễn dịch giải phóng ra liên kết với thành phần của cua khiến cơ thể giải phóng một chất trung gian hóa học gây viêm, dị ứng là histamine.

Ngoài ra do cua sống trong nước nên chúng cũng rất dễ bị nhiễm các chất độc và ký sinh trùng từ môi trường. Một số độc tố có thể khởi phát từ việc bảo quản và chế biến thịt cua không đúng cách. Tất cả những yếu tố này đều làm tăng nguy cơ phản ứng dị ứng khi ăn cua.

Ảnh minh họa

Các chuyên gia khuyến cáo, người có tiền sử dị ứng cua đồng tốt nhất nên tránh ăn những lần tiếp theo. Triệu chứng của dị ứng cua đồng có biểu hiện như ngứa và phát ban, thở khò khè, ho khan, buồn nôn, khó tiêu hoặc đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt và có thể ngất xỉu…

Các phản ứng nghiêm trọng, nhiều trường hợp dị ứng phát tác nghiêm trọng và nguy hiểm hơn gây ra sốc phản vệ. Biểu hiện như: cổ họng bị sưng gây khó thở, tụt huyết áp nghiêm trọng, tim đập nhanh, mất ý thức… Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân bị sốc phản vệ do dị ứng sẽ có nguy cơ tử vong.

4 nhóm người được khuyến cáo không nên ăn cua đồng

Người bị cảm lạnh, tiêu chảy

Người bị cảm lạnh sốt, đau dạ dày hoặc những người bị tiêu chảy không nên ăn cua vì thịt cua lạnh khiến bệnh càng nặng hơn. Trong gạch cua có chứa một hàm lượng cholesterol cao, không tốt cho những người mắc bệnh huyết áp cao, xơ cứng động mạch, bệnh mỡ trong máu cao. Ngoài ra, người bị dị ứng cũng cần hết sức cẩn trọng khi ăn cua.

Ảnh minh họa

Người bị hen, cảm cúm

Theo Đông y cổ truyền, cua đồng vốn có tính hàn, hạn chế sử dụng cho những người hay bị nhiễm lạnh, dính gió, đặc biệt là bị ho hen và cảm cúm. Vì tính hàn sẽ làm cho cơn hen trở nên nặng hơn, khó thở và ho liên tục. Tuy nhiên vẫn có thể dùng hạn chế chứ không cần phải kiêng khem tuyệt đối.

Người bị bệnh gout

Có 2 lý do chính khiến người bị bệnh gout không được phép ăn cua đồng. Thứ nhất là do hàm lượng protein trong cua đồng rất cao, điều này khiến bệnh gout chuyển biến trầm trọng thêm. Thứ hai, tính hàn của cua đồng làm cho các chỗ sưng bị bệnh, dễ bị nhiễm lạnh, phát bệnh gây đau nhức, sưng tấy. Vì vậy cần lưu ý khi sử dụng.

Người mới ốm dậy

Hệ tiêu hóa của người mới ốm dậy chưa thật sự ổn định, do khoảng thời gian dài tiếp xúc với các thức ăn giàu dinh dưỡng hấp thu trực tiếp, thức ăn dạng lỏng dễ tiêu hóa, thế nên thường rất yếu, dễ bị nhiễm lạnh và đau bụng. Cua đồng là thực phẩm mang tính hàn, vì vậy, khi chế biến cần nấu chung các loại thực phẩm khác với hàm lượng nhỏ, hoặc hạn chế không sử dụng.

Chuyên gia cảnh báo phụ nữ mang thai không nên chủ quan với u buồng trứng

Thời gian gần đây, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội tiếp nhận nhiều phụ nữ mang thai bị u buồng trứng, trong đó có trường hợp có biến chứng xoắn, gây nguy hiểm cho mẹ và con. Vì vậy, chuyên gia của Bệnh viện khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên chủ quan với căn bệnh này.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020