Chuyên mục  


Theo China Times, bác sĩ Hồng Vĩnh Tường (Trung Quốc) cảnh báo một số sai lầm khi ăn lẩu gây hại thận, lâu dài không tốt cho sức khỏe:

Thích nước sốt đậm đà

Bản chất lẩu là món ăn chứa đầy calo, dầu, muối và đường. Không chỉ vậy, nhiều người còn thích sử dụng các loại nước sốt đậm đà để chấm thịt, cá nhúng lẩu gia tăng hương vị thơm ngon. Tuy nhiên, thói quen này dẫn tới hấp thụ hàm lượng natri cao - đây là chất có hại nhất cho thận.

Nguyên tắc lựa chọn nước sốt được khuyến nghị là "càng loãng càng tốt, tránh mùi thơm nồng". Ví dụ, bạn có thể sử dụng nước tương loãng, giấm đen và giấm trắng thêm tỏi băm, rau mùi, hành tây thái nhỏ.

lau-nuong-top-41201-1732936248092-1732936248465524576782.jpg

Lẩu là món ăn được nhiều người yêu thích vào mùa đông. Ảnh minh họa: Ban Mai

Ăn thỏa sức

Theo thống kê, một bữa lẩu ăn thỏa thích có thể khiến bạn hấp thụ tới 3.900 calo, tương đương với lượng calo của 14 bát cơm trắng, vượt xa mức khuyến nghị 700 calo cho bữa trưa hoặc bữa tối của người lớn.

Ngoài ra, lượng natri trong bữa lẩu ăn thỏa thích có thể lên tới 6,6g (lượng khuyến nghị chỉ là 2g). Khi ăn lẩu nóng, bạn dễ khát nước và thích dùng đồ uống có đường hoặc bia. Điều này không chỉ gây hại cho thận mà còn có nguy cơ dẫn tới bệnh gout.

Ăn lâu

Thời gian ăn lẩu có thể lâu gấp 2 đến 5 lần so với bữa ăn bình thường. Nước lẩu còn sôi liên tục sau 30 phút, làm nóng các phụ gia thực phẩm. Sau khi nấu lẩu liên tục hơn 90 phút, nồng độ nitrite sẽ tăng gần 10 lần. Lượng nitrite quá mức có khả năng gây ngộ độc cấp tính với triệu chứng như, thiếu oxy, khó thở.

Ngoài ra, sau khi nitrite nồng độ cao xâm nhập vào cơ thể con người sẽ bị vi khuẩn đường ruột phân hủy và tạo ra chất nitrosamine, gây hại cho thận, tim mạch, gan, ruột và dạ dày; nếu kết hợp với rượu bia thì tác hại càng lớn hơn.

Không tách bạch đồ sống - chín

Nhiều người dễ bị tiêu chảy sau khi ăn lẩu do đường tiêu hóa hấp thụ quá nhiều gia vị (dầu, muối, đường) dẫn tới quá tải. Ngoài ra, thói quen không vệ sinh khi ăn lẩu cũng gây ra bất ổn đường ruột. Ví dụ như dùng cùng một đôi đũa để gắp cả thức ăn sống lẫn chín. Mỗi lần tiêu chảy hoặc viêm dạ dày ruột không chỉ làm tổn thương đường tiêu hóa mà còn tạo gánh nặng cho thận, cơ quan có nhiệm vụ điều hòa nước và chất điện giải.

Ăn thêm mì, miến vào cuối bữa

Dù đã đầy bụng nhưng một số người vẫn có thói quen kết thúc bữa lẩu bằng bát miến, mì chan nước dùng. Ngoài việc hấp thụ quá nhiều calo, húp thêm nước lẩu cũng khiến thận tăng áp lực xử lý lượng gia vị, đặc biệt là muối.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020