Chuyên mục  


Các chuyên gia về chế độ ăn uống cảnh báo rằng một số thực phẩm không thể hâm nóng lại dù chỉ một lần bởi chúng có thể tạo ra vi khuẩn chết người. Trong số đó, rau bina (rau chân vịt, cải bó xôi, cải kale) đứng đầu, tiếp theo là trà và gạo, đều là thực phẩm hàng ngày của người Việt.

Theo Daily Mail, việc hâm nóng thức ăn có thể dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn chết người vì hai lý do. Đầu tiên, thành phần hóa học của các thành phần thay đổi khi hâm nóng, kích hoạt giải phóng các chất độc hại có liên quan đến các vấn đề như tổn thương thận. Thứ hai, hâm nóng một số thực phẩm sau khi để nguội có thể thúc đẩy sự phát triển của các loại vi khuẩn khó tiêu diệt như E. coli và listeria.

Cụ thể, chuyên gia dinh dưỡng Harini Bala đã chia sẻ trên trang cá nhân rằng có 3 loại thực phẩm không được hâm nóng lại, số một trong số đó là rau bina, loại rau thường được mọi người ăn.

b3ff81ed-50d9-95e0-2ed0-41b8e2bf7d22-1733471263404-17334712646972059418736-1733500448942-1733500449087801392820.jpg

Harini cho biết, loại rau lá xanh này có chứa axit oxalic. Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên chúng ta nên chần nó trước khi chế biến để giảm lượng axit oxalic hấp thụ vào cơ thể bởi nếu tích tụ quá nhiều chất này, nó có thể gây ra sỏi thận, Harini cho biết. Tuy nhiên, khi rau bina được hâm nóng lại, axit oxalic kết tinh và trở nên độc hại hơn, làm tăng nguy cơ sỏi thận hơn cả việc không chần rau trước khi chế biến.

Ngoài ra, trong rau bina còn chứa nitrat sẽ chuyển hóa thành nitrit khi hâm nóng và nitrit được chứng minh là độc hại. Chúng sẽ kết hợp với các hóa chất trong ruột tạo thành hợp chất làm tăng nguy cơ mắc các khối u đường ruột. Các nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng lá rau bina rất dễ bị vi khuẩn Listeria monocytogenes phát triển, một loại vi khuẩn thường gây ra bệnh do thực phẩm. Các chuyên gia cho biết nếu rau bina không được đun nóng đúng cách, vi khuẩn vẫn có thể tồn tại, gây sốt, triệu chứng cúm, đau đầu, cứng cổ, lú lẫn và thậm chí là co giật.

spe03kvimg01-1733471290517-17334712907231415060771-1733500449645-1733500449742153664555.png

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, loại thực phẩm thứ hai bạn nên tránh hâm nóng lại chính là trà. Việc hâm nóng sẽ làm tăng hàm lượng tannin có vị chua, điều này không chỉ khiến trà trở nên đắng hơn mà còn có thể khiến bất kỳ loại vi khuẩn không hoạt động nào hoạt động trở lại.

khong-co-tieu-de-17334713336691699801804-1733500450184-17335004502891754219832.png

Thức ăn thứ ba có thể gây nguy hiểm khi hâm nóng là cơm (gạo) hoặc các sản phẩm giàu tinh bột khác. Khi cơm nguội, nó có thể chứa Bacillus cereus, một loại vi khuẩn hình thành bào tử thường thấy trong đất và rau quả. Nhưng các bào tử có khả năng chịu nhiệt và thậm chí đun nóng cũng không loại bỏ được nguy cơ Bacillus cereus có thể gây nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng.

  • tacdungcuangongtoi1-1733462666786-173346266755281890094-0-0-390-624-crop-17334627816211735947158.jpg

    Loại rau dài như “bó đũa” ăn vào cực bổ dưỡng, nhiều người không biết toàn đổ bỏ

Harini cho biết có một số quy tắc mọi người có thể tuân theo để giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn. Nó có thể được hâm nóng lại nếu bảo quản trong hộp kín và đặt trong tủ lạnh trong vòng hai giờ sau khi nấu. Nhưng nếu bạn nấu cơm vào buổi sáng, để nguội rồi cho vào tủ lạnh qua đêm để hôm sau ăn thì khả năng cao là vi khuẩn Bacillus cereus sẽ hình thành. Các báo cáo liên quan chỉ ra rằng một thanh niên 20 tuổi đã tử vong sau khi ăn mì ống để trong bếp suốt 5 ngày rồi hâm nóng lại. Được biết, anh ta xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, nhức đầu, tiêu chảy và nôn mửa ngay sau khi ăn mì và qua đời trong vòng 10 giờ. Các bác sĩ trình bày chi tiết vụ việc trên Tạp chí Vi sinh lâm sàng cho biết Bacillus cereus có thể là thủ phạm.

Nguồn và ảnh: Aboluowang

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020