Ngủ trưa hay còn gọi là giấc ngủ ngắn có lợi cho sức khỏe tổng thể, chẳng hạn như giúp làm chậm tốc độ teo não và đóng vai trò bảo vệ nhất định đối với chức năng của não; giúp mắt được nghỉ ngơi, giữ ẩm cho mắt, giảm khô mắt; giảm stress hoặc các tác động của cảm xúc tiêu cực gây ra và cũng có lợi cho sức khỏe tim mạch. Theo tạp chí Heart, những người ngủ trưa 1 - 2 lần/tuần có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn 48% so với những người không có thói quen này.
Demi Moore "xé toạc" định kiến tuổi già lép vế: Tuổi 62 còn tươi trẻ hơn cả thời U40, bí mật gói gọn trong 6 từ mọi phụ nữ nên biết
Tuy nhiên, để ngủ trưa đúng cách thì không phải ai cũng biết. Theo Sohu, có 2 thói quen có hại khi ngủ trưa mà bạn cần tránh để đạt được tối đa lợi ích của giấc ngủ ngắn đối với sức khỏe. Bao gồm:
1. Thời gian ngủ trưa quá dài
Nếu ngủ trưa quá lâu, chúng ta sẽ thấy có xu hướng mệt mỏi hơn sau khi thức dậy. Đừng đánh giá thấp vấn đề này, đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra có mối liên hệ nhất định giữa thời gian ngủ trưa và nguy cơ mắc bệnh.
Theo một báo cáo nghiên cứu có liên quan tại Hoa Kỳ năm 2016, thời gian ngủ trưa hơn một giờ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên 46%. Các nhà nghiên cứu từ Đại học California cũng đã công bố một nghiên cứu cho thấy ngủ trưa dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ lên 40% và khi con người già đi, thời gian người mắc bệnh Alzheimer ngủ trưa lại ngày càng dài hơn - điều này tiếp tục ảnh hưởng đến chức năng nhận thức, từ đó hình thành một vòng luẩn quẩn.
Ảnh: Depositphotos
Một nghiên cứu năm 2023 của Đại học Huelva ở Tây Ban Nha về thói quen ngủ trưa của sinh viên cho thấy những người ngủ trưa hơn 30 phút có nguy cơ mắc chứng rung tâm nhĩ cao hơn 90% so với những người ngủ trưa ít hơn. Thời gian người tham gia nghiên cứu ngủ trưa càng dài, nguy cơ rung nhĩ càng cao.
Từ đó có thể thấy, ngủ trưa thời gian quá dài tạo ra nhiều rủi ro với sức khỏe. Tốt nhất chỉ nên ngủ trưa dưới 30 phút, không quá dài hoặc quá ngắn, vừa đủ để cơ thể nhận được các lợi ích khi ngủ trưa mang lại.
2. Nằm sấp để ngủ trưa
Ngủ trong tư thế ngồi gập trên bàn là thói quen ngủ trưa thường thấy ở dân văn phòng. Việc ngủ ở tư thế nằm sấp hay ngồi gập ngủ khiến cơ thể khó thư giãn, máu lưu thông kém dễ bị ứ đọng. Với người lớn tuổi có sẵn bệnh mạch vành, nằm sấp khi ngủ khiến mạch máu dễ bị co lại và dễ "vỡ" hơn khi tiếp xúc với các tác nhân từ bên ngoài như nhiệt độ lạnh,... cũng như tăng gánh nặng hơn cho mạch máu.
Ảnh: Pinterest
Mặt khác, tư thế này còn làm phổi bị tỳ đè, ảnh hưởng tới sức khỏe của nội tạng. Nhìn chung, sẽ ảnh hưởng tới hệ hô hấp và tuần hoàn máu của cơ thể. Điển hình bạn có thể cảm thấy chóng mặt, ù tai, tê tay, tê cơ sau khi ngủ sấp.
Hơn nữa, nằm sấp để ngủ cũng là một tư thế ngủ có hại cho cột sống, chẳng hạn như bệnh thoái hóa đốt sống cổ do tư thế này ảnh hưởng nghiêm trọng tới đường cong sinh lý của cột sống, gây căng thẳng cho cột sống của bạn.
Nguồn: 163.com, Sohu