Chuyên mục  


Sáng 2-12, phiên tòa xét xử sơ thẩm 36 bị cáo trong vụ án "vi phạm quy định về đầu tư xây dựng công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi kết thúc phần tranh luận. Trước khi tòa nghị án kéo dài, HĐXX cho phép các bị cáo được nói lời sau cùng.

Bị cáo Nguyễn Mạnh Hùng tại phiên toà - Ảnh: Hùng Anh

Tại bục khai báo, bị cáo Nguyễn Mạnh Hùng (nguyên phó tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam - VEC) cho biết bị cáo sinh ra, lựa chọn nghề xây dựng cầu đường, ban đầu để mưu sinh, nhưng đã trải qua rất nhiều cương vị công tác, lãnh đạo suốt 25 năm thì đó không còn là mưu sinh mà là yêu nghề.

"Chúng tôi sẵn sàng xách balô đến những vùng đất mới, xây dựng những cây cầu, con đường, rất vui khi những công trình này được đưa vào sử dụng, đóng góp vào sự phát triển của đất nước"- ông Hùng nói và cho rằng bị cáo rất đau xót khi sự việc xảy ra với tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Đây là dự án trọng điểm quốc gia, cũng là dự án mà các bị cáo ở đây rất tự hào, rất hân hoan khi đưa vào sử dụng, cũng là tuyến cao tốc Bắc - Nam đầu tiên của khu vực miền Trung.

Bị cáo Lê Quang Hào tại phiên toà - Ảnh: Hùng Anh

Theo bị cáo này, tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi hư hỏng khi vừa đưa vào sử dụng là sự việc ngoài ý muốn. "Chúng tôi đã làm hết khả năng và rất ăn năn, hối lỗi. Tại phiên tòa, bị cáo, các luật sư của bị cáo đã nói rõ sự thật, làm rõ các tình tiết vụ án. Bị cáo cũng đã nhận thức rõ hành vi và trách nhiệm của mình"- bị cáo này nhìn nhận và cuối cùng bị cáo Hùng cho rằng toàn bộ 36 bị cáo đều không có động cơ vụ lợi, mong được áp dụng các tình tiết để hưởng mức án nhẹ nhất.

Tương tự bị cáo Hùng, bị cáo Lê Quang Hào (nguyên phó tổng giám đốc VEC) cũng cho rằng sai phạm trong cao tốc này sự việc đau xót của bản thân và gia đình. Bị cáo là người chăm chỉ nghiên cứu các kiến thức chuyên môn, mong muốn hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng quốc gia. Ở dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, bị cáo vô tình phạm tội vì kiến thức hiểu biết pháp luật còn nông cạn, chỉ hiểu rằng người nào trực tiếp gây thiệt hại thì mới phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. 

Do đó, trong quá trình nghiệm thu, bị cáo mới chỉ nghiệm thu để đưa vào sử dụng tạm chứ chưa phải chính thức, còn phải tiếp tục theo dõi và kiểm soát chất lượng. Bị cáo luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao để sớm đưa tuyến đường vào thông xe, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. 

"Bị cáo mong nhận được sự khoan hồng của pháp luật để sớm trở về với gia đình, nuôi dạy con cái. Bị cáo cũng xin HĐXX giảm nhẹ cho tất cả các bị cáo vì họ đều là người có nhiều năm đóng góp cho ngành giao thông"- nguyên phó tổng giám đốc VEC bày tỏ.

Trước đó, VKSND đề nghị HĐXX tuyên phạt các bị cáo Nguyễn Mạnh Hùng 7-8 năm tù, Lê Quang Hào 6-7 năm tù; Hoàng Việt Hưng (cựu giám đốc Ban Quản lý Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi) 9-10 năm tù; Nguyễn Tiến Thành (cựu giám đốc Ban Quản lý dự án, cựu giám đốc gói thầu số 4, số 5) 6-7 năm tù; 31 bị cáo khác từ 24 tháng tù cho hưởng án treo đến 10 năm tù cùng về tội "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng". 

Riêng một bị cáo người nước ngoài là tư vấn trưởng, giám đốc Văn phòng nhà thầu tư vấn giám sát, đề nghị HĐXX áp dụng chính sách ngoại giao, trục xuất bằng con đường ngoại giao. 

Ngoài trách nhiệm hình sự, đại diện VKS đề nghị buộc các nhà thầu phải bồi thường cho VEC số tiền hơn 811 tỉ đồng, dành quyền khởi kiện bồi thường cho các nhà thầu trong vụ án khác.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020