Chuyên mục  


Theo hồ sơ vụ án, ngày 26/3/2022, trong giờ ra chơi, Lý bóc một gói que cay ra ăn, sau đó chia cho Tiêu. Ngay sau miếng đầu tiên, Tiêu ngã ra sàn, nằm bất động, theo lời kể của các bạn cùng lớp.

Giáo viên ngay lập tức gọi xe cấp cứu nhưng cậu bé đã tử vong vì xuất huyết não. Các cuộc kiểm tra chuyên môn sau đó đã xác nhận rằng các gói que cay này dải đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn quốc gia và không chứa chất độc hại.

Que cay là món ăn vặt phổ biến tại Trung Quốc. Ảnh: CBS

Cuộc điều tra của cảnh sát cũng xác định không có cơ sở khẳng định cậu bé đã nuốt nó hay chưa. Song cha mẹ Tiêu cho rằng việc ăn que cay có liên quan đến cái chết của con họ và đã kiện Lý và cha mẹ Lý, buộc họ phải chịu trách nhiệm về thảm kịch.

Tuần trước, tòa án đã bác bỏ yêu cầu của nguyên đơn, phán quyết rằng việc Lý chia sẻ đồ ăn cho bạn học là "hành động tử tế" và như cảnh sát đã làm chứng, không chắc là nguyên nhân dẫn đến cái chết của Tiêu. Ngoài ra, chính Lý cũng ăn gói đồ ăn này nhưng không có vấn đề gì về sức khỏe. Món ăn cũng đã được cơ quan chức năng kết luận không độc hại, đạt tiêu chuẩn sử dụng.

Lý và gia đình do đó được tòa tuyên miễn mọi trách nhiệm với cái chết của Tiêu, bác yêu cầu bồi thường. Phán quyết đã được ủng hộ rộng rãi tại địa phương và truyền thông xã hội nhưng nó cũng gây ra những cuộc tranh luận xung quanh những nguy cơ tiềm ẩn khi chia sẻ quà vặt, đặc biệt là vấn đề dị ứng với các thành phần của đồ ăn.

Vụ việc này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ em về những rủi ro tiềm ẩn quanh những món quà vặt quen thuộc và đôi khi, ngay cả những hành động vô tội nhất cũng có thể gây ra những hậu quả không lường trước được.

Que cay được coi là biểu tượng hoài niệm của tuổi thơ và ngày càng trở nên phổ biến ở Trung Quốc thời gian gần đây. Món ăn được làm bằng bột mì, đan xen các hương vị mặn, cay và ngọt được sản xuất dưới nhiều hình dạng.

Hải Thư (Theo BNN, SCMP)

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020