Gọi là cô giáo theo đúng nghĩa khi đứng trên bục giảng nhưng với những đứa trẻ tại bệnh viện Ung Bướu thành phố HCM, cô Đinh Thị Kim Phấn vốn được xem như người mẹ thứ 2 của các em "học sinh" mắc bệnh ung thư ở Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong một lần đến thăm nơi này, chứng kiến những đứa trẻ tay nắm kim truyền, đầu lơ thơ tóc, trái tim cô Phấn như thắt lại, hành trình 13 năm liền miệt mài dạy từng con chữ cho các bệnh nhi ung thư là một hành trình đầy thử thách.
“Nếu tính ra là hơn 1000 em trong suốt 13 năm qua. Bởi vì cứ em này đến, là các em khác lại “đi". Có em vài tháng, có em vài năm, có em cả 10 năm”, cô Phấn bộc bạch.
Học trò qua đời, cô Phấn chỉ có thể xem lại từng bức ảnh và video clip được ghi lại khi còn cầm tay, nắn nót chữ cho các em
Cô Phấn và lớp học của các bệnh nhi ung thư
Lớp học không có giáo án, không thời khoá biểu
Tôi chỉ mong muốn các bé viết được tên mình, hay ít nhất đọc được số giường mình đang nằm.
Đó là mong ước cô Phấn. Ước mơ nhỏ bé với một người bình thường lại thành ra rất to lớn với các bệnh nhi ung thư. Không phải vì các em tiếp thu kém, nhưng dù khả năng học hỏi có xuất chúng thì căn bệnh quái ác đang mang cũng chẳng cho phép các em...
Khác với các khoa phòng khác, khoa Nội 3 của Bệnh viện Ung bướu TP.HCM luôn dày đặc những tiếng khóc cười, gào thét của trẻ em. Đây là khu vực dành riêng cho các bệnh nhi ung thư và các em đang trong quá trình xạ trị. Đủ mọi tình trạng, đủ mọi loại bệnh ung thư, những đứa trẻ ở đây có chung điểm là đều xem “bệnh viện như nhà” vì không sáng thì chiều, không nay thì mai, cứ cách vài ngày là chúng lại có một ngày phải truyền thuốc, hoá chất.
Ở tuổi 66, hơn 20 năm đứng trên bục giảng nhưng có 13 năm ở bệnh viện Ung bướu là khiến cô Phấn nhớ mãi không thôi
Lớp học của cô Phấn cứ thế mà được hình thành trong chính căn phòng này với kinh phí 0 đồng, tất cả mọi thứ do cô Phấn chuẩn bị, rồi cứ thế nó lặng lẽ diễn ra đều đặn và trở thành lớp học đặc biệt nhất ở Sài Gòn trong suốt hơn 13 năm qua (tính từ năm 2009).
Ở tuổi 66, trải qua hơn 13 năm gắn bó với lớp học chữ ở bệnh viện Ung bướu, cô Phấn trở thành tấm gương quen thuộc, truyền cảm hứng trên khắp các phương tiện truyền thông và hầu như ai ở Sài Gòn đều đã biết hoặc nghe tên cô ít nhất 1 lần.
“Tôi cũng không biết là vì lý do gì ngày đấy tôi đã gật đầu đứng lớp dạy chữ ở bệnh viện nhưng tôi đã không do dự. Tôi biết một điều như thế này, các em mà tôi đã dạy đều có 1 điểm chung là các em rất ham học, các em đến với lớp học đều có một sự khao khát được học, các em mong lớp mở liên tục. Thậm chí 1 tay truyền thuốc một tay luyện chữ", cô Phấn tâm sự.
Thời điểm các học trò không thể lên lớp vì phải truyền hoá chất, cô Phấn dặn do từng em một luyện chữ, sau đó chụp lại màn hình và nộp bài cho cô
Lớp học đặc biệt này không có tên cụ thể, chỉ được người ta truyền miệng và gọi là “lớp học của cô Phấn”. Nhờ các mạnh thường quân chung tay, sách vở của các em dường như không còn là vấn đề như thuở ban đầu nữa. Chương trình học không phải là chương trình được thiết kế trước, hoàn toàn không nằm trong kế hoạch của bất cứ ban, sở hay bộ ngành nào. Tất cả đều được gắn kết và hiệp lực từ những tình cảm thiêng liêng, các em muốn biết đến con chữ, còn cô Phấn muốn là người nắn nót cho những con chữ ấy thành hình.
Cô Phấn vốn không phải là cái tên xa lạ đặc biệt là với các y bác sĩ ở bệnh viên Ung bướu TP.HCM
Chương trình học trải dài từ lớp lá đến lớp 10, bài tập cô Phấn giao hầu như các học sinh không để sót một bài nào từ tập viết đến tập vẽ, tập hát.. cho đến khi số phận bắt buộc, các em phải trút hơi thở cuối cùng trên giường bệnh.
“Cô cho bài tập về nhà như chương trình trong sách giáo khoa, nếu các em làm đúng và mình cảm thấy các em tiến bộ, có thể tiếp tục chương trình cao hơn thì mình sẽ cho lên lớp, lớp 1 lên lớp 2, lớp 2 lên lớp 3”, cô Phấn tâm sự.
“Trâm Anh làm tốt rồi, mai cô cho lên lớp 3 nhé", đó là câu nói ngắn gọn chúng tôi được nghe khi cô Phấn đang nói chuyện với học trò là bệnh nhi ung thư giai đoạn 2, gương mặt em có chút phù nề sau khi truyền hoá chất, dù là những người ngoài cuộc, khi chứng kiến hết thảy câu chuyện, chúng tôi cũng cảm thấy rất đau lòng. Vậy mà, suốt 13 năm nay, cô Phấn đã luôn cầm lòng tiếp lửa cho những đứa trẻ.
Những "thiên tài xuất chúng" trong lớp học của các bệnh nhi ung thư
Cô Phấn mang bên mình rất nhiều câu chuyện về các em học sinh bị ung thư. 13 năm chứng kiến những cuộc chia ly không hẹn trước, cô giáo này còn được ví như người đưa các em đến cánh cửa của thiên đàng. Nghe như vậy tưởng chỉ là đùa, nhưng mà lại là một sự thật rất đau lòng.
Từng quyển vở của các em học sinh đã mất sau đó đều được cô Phấn giữ lại
“Không biết đã bao nhiêu lần rơi nước mắt tiễn biệt học trò. Sách, vở của mấy đứa nó cô còn giữ. Có đứa đã mất được 10 năm rồi”, cô Phấn nói rồi với tay lên cao lấy chồng vở của các em học sinh vừa mất vào năm 2021 vì ung thư.
Nhìn cô Phấn nâng niu, xếp gọn gàng từng quyển vở tập tô, tập vẽ mà các học trò đã mất từng sử dụng, ai nấy không khỏi thắt lòng. Hơn 300 cuốn vở, mỗi chồng vở là một năm qua đi. Có chồng tới 20 cuốn, nghĩa là năm ấy, ít nhất 20 em ra đi...
Đó là tất cả "tài sản" mà các em bệnh nhi ung thư có khi ở Bệnh viện Ung bướu TP.HCM
Thi thoảng lật trúng trang vở của một bạn nhỏ có tài năng thiên bẩm, cô Phấn khoe với chúng tôi bằng tất cả sự tự hào:
"Có đứa rất giỏi và thông minh, nó vẽ và phân biệt màu, bức tranh có bố cục hẳn hoi, điều mà một đứa trẻ có thể chất bình thường chưa chắc có được".
Những học sinh thông minh và chịu khó ở lớp cô Phấn không phải là hiếm nhưng tiếc rằng, sứ mệnh của các em rất ngắn. Cô Phấn chỉ điểm, có thể hôm nay chúng tôi nhìn thấy những vòng chữ rất nắn nót ấy, nhưng ngày mai quay lại có khi các em chẳng còn nữa.
Ngoài sách và sổ, cô còn giữ hơn 1000 tấm ảnh của từng em học sinh do cô cầm tay viết chữ, dù trong số đó có thể có đến một nửa các em đã qua đời.
“Cô cứ làm thôi, làm rồi dặn mình, được năm nào hay năm ấy, biết đâu năm sau mình không thể dạy nữa, chừng nào còn đủ khả năng, tôi vẫn sẽ dạy dỗ các bé tử tế, cô Phấn cười nói.
Tiếng chuông điện thoại của cô Phấn thi thoảng reo lên, trong câu chuyện với chúng tôi cô Phấn không khỏi xúc động chìa ra những bức tranh do các học trò vẽ tặng vào ngày 20/10. Cô nói: "Mấy bé rất tình cảm, có khi cô bận lớp này là lớp khác lại hỏi cô ơi khi nào thì học, cô ơi khi nào nộp bài được, hỏi không thấy cô trả lời là sẽ gọi cho cô. Khoe hôm nay làm được bài này bài kia, có khi khoe vẽ được bức tranh đầy đủ màu sắc".
Học trò vẽ tặng ngày 20/10, cô Phấn không khỏi xúc động. Cứ như thế từng bức tranh được chụp lại và lưu giữ cho đến nhiều năm sau đó dù một ngày các em có thể qua đời...
Trong một lần đến thăm Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh, chứng kiến những đứa trẻ tay nắm kim truyền, đầu lơ thơ tóc, trái tim cô Phấn như thắt lại, hành trình 13 năm liền miệt mài dạy từng con chữ cho các bệnh nhi ung thư là một hành trình đầy thử thách.
“Nếu tính ra là hơn 1000 em trong suốt 13 năm qua. Bởi vì cứ em này đến, là các em khác lại “đi". Có em vài tháng, có em vài năm, có em cả 10 năm”, cô Phấn bộc bạch.
Học trò qua đời, cô Phấn chỉ có thể xem lại từng bức ảnh và video clip được ghi lại khi còn cầm tay, nắn nót chữ cho các em
Cô Phấn và lớp học của các bệnh nhi ung thư
Lớp học không có giáo án, không thời khoá biểu
Tôi chỉ mong muốn các bé viết được tên mình, hay ít nhất đọc được số giường mình đang nằm.
Đó là mong ước cô Phấn. Ước mơ nhỏ bé với một người bình thường lại thành ra rất to lớn với các bệnh nhi ung thư. Không phải vì các em tiếp thu kém, nhưng dù khả năng học hỏi có xuất chúng thì căn bệnh quái ác đang mang cũng chẳng cho phép các em...
Khác với các khoa phòng khác, khoa Nội 3 của Bệnh viện Ung bướu TP.HCM luôn dày đặc những tiếng khóc cười, gào thét của trẻ em. Đây là khu vực dành riêng cho các bệnh nhi ung thư và các em đang trong quá trình xạ trị. Đủ mọi tình trạng, đủ mọi loại bệnh ung thư, những đứa trẻ ở đây có chung điểm là đều xem “bệnh viện như nhà” vì không sáng thì chiều, không nay thì mai, cứ cách vài ngày là chúng lại có một ngày phải truyền thuốc, hoá chất.
Ở tuổi 66, hơn 20 năm đứng trên bục giảng nhưng có 13 năm ở bệnh viện Ung bướu là khiến cô Phấn nhớ mãi không thôi
Lớp học của cô Phấn cứ thế mà được hình thành trong chính căn phòng này với kinh phí 0 đồng, tất cả mọi thứ do cô Phấn chuẩn bị, rồi cứ thế nó lặng lẽ diễn ra đều đặn và trở thành lớp học đặc biệt nhất ở Sài Gòn trong suốt hơn 13 năm qua (tính từ năm 2009).
Ở tuổi 66, trải qua hơn 13 năm gắn bó với lớp học chữ ở bệnh viện Ung bướu, cô Phấn trở thành tấm gương quen thuộc, truyền cảm hứng trên khắp các phương tiện truyền thông và hầu như ai ở Sài Gòn đều đã biết hoặc nghe tên cô ít nhất 1 lần.
“Tôi cũng không biết là vì lý do gì ngày đấy tôi đã gật đầu đứng lớp dạy chữ ở bệnh viện nhưng tôi đã không do dự. Tôi biết một điều như thế này, các em mà tôi đã dạy đều có 1 điểm chung là các em rất ham học, các em đến với lớp học đều có một sự khao khát được học, các em mong lớp mở liên tục. Thậm chí 1 tay truyền thuốc một tay luyện chữ", cô Phấn tâm sự.
Thời điểm các học trò không thể lên lớp vì phải truyền hoá chất, cô Phấn dặn do từng em một luyện chữ, sau đó chụp lại màn hình và nộp bài cho cô
Lớp học đặc biệt này không có tên cụ thể, chỉ được người ta truyền miệng và gọi là “lớp học của cô Phấn”. Nhờ các mạnh thường quân chung tay, sách vở của các em dường như không còn là vấn đề như thuở ban đầu nữa. Chương trình học không phải là chương trình được thiết kế trước, hoàn toàn không nằm trong kế hoạch của bất cứ ban, sở hay bộ ngành nào. Tất cả đều được gắn kết và hiệp lực từ những tình cảm thiêng liêng, các em muốn biết đến con chữ, còn cô Phấn muốn là người nắn nót cho những con chữ ấy thành hình.
Cô Phấn vốn không phải là cái tên xa lạ đặc biệt là với các y bác sĩ ở bệnh viên Ung bướu TP.HCM
Chương trình học trải dài từ lớp lá đến lớp 10, bài tập cô Phấn giao hầu như các học sinh không để sót một bài nào từ tập viết đến tập vẽ, tập hát.. cho đến khi số phận bắt buộc, các em phải trút hơi thở cuối cùng trên giường bệnh.
“Cô cho bài tập về nhà như chương trình trong sách giáo khoa, nếu các em làm đúng và mình cảm thấy các em tiến bộ, có thể tiếp tục chương trình cao hơn thì mình sẽ cho lên lớp, lớp 1 lên lớp 2, lớp 2 lên lớp 3”, cô Phấn tâm sự.
“Trâm Anh làm tốt rồi, mai cô cho lên lớp 3 nhé", đó là câu nói ngắn gọn chúng tôi được nghe khi cô Phấn đang nói chuyện với học trò là bệnh nhi ung thư giai đoạn 2, gương mặt em có chút phù nề sau khi truyền hoá chất, dù là những người ngoài cuộc, khi chứng kiến hết thảy câu chuyện, chúng tôi cũng cảm thấy rất đau lòng. Vậy mà, suốt 13 năm nay, cô Phấn đã luôn cầm lòng tiếp lửa cho những đứa trẻ.
Những "thiên tài xuất chúng" trong lớp học của các bệnh nhi ung thư
Cô Phấn mang bên mình rất nhiều câu chuyện về các em học sinh bị ung thư. 13 năm chứng kiến những cuộc chia ly không hẹn trước, cô giáo này còn được ví như người đưa các em đến cánh cửa của thiên đàng. Nghe như vậy tưởng chỉ là đùa, nhưng mà lại là một sự thật rất đau lòng.
Từng quyển vở của các em học sinh đã mất sau đó đều được cô Phấn giữ lại
“Không biết đã bao nhiêu lần rơi nước mắt tiễn biệt học trò. Sách, vở của mấy đứa nó cô còn giữ. Có đứa đã mất được 10 năm rồi”, cô Phấn nói rồi với tay lên cao lấy chồng vở của các em học sinh vừa mất vào năm 2021 vì ung thư.
Nhìn cô Phấn nâng niu, xếp gọn gàng từng quyển vở tập tô, tập vẽ mà các học trò đã mất từng sử dụng, ai nấy không khỏi thắt lòng. Hơn 300 cuốn vở, mỗi chồng vở là một năm qua đi. Có chồng tới 20 cuốn, nghĩa là năm ấy, ít nhất 20 em ra đi...
Đó là tất cả "tài sản" mà các em bệnh nhi ung thư có khi ở Bệnh viện Ung bướu TP.HCM
Thi thoảng lật trúng trang vở của một bạn nhỏ có tài năng thiên bẩm, cô Phấn khoe với chúng tôi bằng tất cả sự tự hào:
"Có đứa rất giỏi và thông minh, nó vẽ và phân biệt màu, bức tranh có bố cục hẳn hoi, điều mà một đứa trẻ có thể chất bình thường chưa chắc có được".
Những học sinh thông minh và chịu khó ở lớp cô Phấn không phải là hiếm nhưng tiếc rằng, sứ mệnh của các em rất ngắn. Cô Phấn chỉ điểm, có thể hôm nay chúng tôi nhìn thấy những vòng chữ rất nắn nót ấy, nhưng ngày mai quay lại có khi các em chẳng còn nữa.
Ngoài sách và sổ, cô còn giữ hơn 1000 tấm ảnh của từng em học sinh do cô cầm tay viết chữ, dù trong số đó có thể có đến một nửa các em đã qua đời.
“Cô cứ làm thôi, làm rồi dặn mình, được năm nào hay năm ấy, biết đâu năm sau mình không thể dạy nữa, chừng nào còn đủ khả năng, tôi vẫn sẽ dạy dỗ các bé tử tế, cô Phấn cười nói.
Tiếng chuông điện thoại của cô Phấn thi thoảng reo lên, trong câu chuyện với chúng tôi cô Phấn không khỏi xúc động chìa ra những bức tranh do các học trò vẽ tặng vào ngày 20/10. Cô nói: "Mấy bé rất tình cảm, có khi cô bận lớp này là lớp khác lại hỏi cô ơi khi nào thì học, cô ơi khi nào nộp bài được, hỏi không thấy cô trả lời là sẽ gọi cho cô. Khoe hôm nay làm được bài này bài kia, có khi khoe vẽ được bức tranh đầy đủ màu sắc".
Học trò vẽ tặng ngày 20/10, cô Phấn không khỏi xúc động. Cứ như thế từng bức tranh được chụp lại và lưu giữ cho đến nhiều năm sau đó dù một ngày các em có thể qua đời...