Chuyên mục  


Dịch Covid-19 không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn tác động lớn tới kinh tế thế giới. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thuộc Liên Hiệp Quốc (LHQ) dự đoán toàn cầu sẽ có đến 25 triệu người thất nghiệp vì dịch Covid-19. Bên cạnh đó, thu nhập của người lao động trên thế giới sẽ giảm 3,4 nghìn tỉ USD, rõ ràng là sự mất mát không hề nhỏ với những người làm công ăn lương.

Trước thực trạng đó, rõ ràng bạn nên cảm thấy thật may mắn nên công việc chưa bị ảnh hưởng quá nhiều, công việc vẫn đều và lương tháng vẫn đủ.

Mới đây, chuyên gia Nguyễn Phi Vân đã có bài chia sẻ sâu sắc về vấn đề này và đưa ra những lời nhắn tới các bạn trẻ đang làm công ăn lương hãy nỗ lực, cùng công ty vượt qua giai đoạn khó khăn.

(Ảnh chụp màn hình)

Cụ thể, cô viết: "Hôm qua, gọi hỏi thăm đối tác ở Thái Lan xem ứng phó thế nào trong tình hình đóng cửa và hạn chế đi lại. Cô đối tác thở dài bảo, mới họp team xong, thông báo cắt giảm lương và giao việc mới để chạy mô hình online. Một số nhân viên phàn nàn, vì phải làm những việc không có ghi trong JD – Job Description – Bảng mô tả công việc, và họ phải làm nhiều thứ mới linh tinh, nhỏ nhặt, không xứng với vị trí họ được tuyển vào. 

Cô nói, nếu tình hình diễn biến cứ như này thì ngân sách tiền mặt để trả lương chỉ còn khoảng 6 tháng. Rồi sẽ đến lúc phải đưa ra quyết định rất khó khăn về việc cắt giảm nhân sự và cũng không có cách nào khoa học hơn là bắt đầu từ những nhân sự phàn nàn về JD.

Nếu bị giao những việc không có trong bảng mô tả công việc cũng đừng phàn nàn. (Ảnh minh họa)

Trong cái mùa mà doanh thu bằng không hoặc may mắn thì được 10-20% doanh thu trung bình, ai còn tâm trí nào nữa mà nói chuyện JD? Doanh nghiệp chết thì nhân viên đương nhiên mất công việc. 

Cho nên, JD mùa Covid đơn giản là làm tất cả những gì có thể, làm tất cả những gì được giao một cách nhanh nhất, tốt nhất, hiệu quả nhất, rồi tự nghĩ thêm và làm thêm cả những việc không được giao. What else can I do? What more can I do? Ai không đủ linh hoạt, không thay đổi thái độ cho phù hợp với thời thế, không đủ tâm để đồng cam cộng khổ cho sự sống còn của doanh nghiệp, người đó đương nhiên nên là người ra đi trước.

Nếu bạn vẫn đang được hưởng lương 100% cho đến ngày hôm nay, hãy tỏ lòng biết ơn, vì rất nhiều người khác không được hưởng cái phúc này. Nếu bạn đang được hưởng một phần lương, hãy tỏ lòng biết ơn, vì bạn vẫn còn khá hơn rất nhiều người vừa mất việc. Khi bóng tối đổ lên từng đường ngang ngõ hẹp, là lúc ta nên nhìn về ánh sáng để tìm đường. Look on the brighter side of life! Xin hãy nhìn về nửa bên ánh sáng của cuộc đời. And learn to appreciate – và học cách biết ơn những gì mình đang có."

Ngay sau khi được chia sẻ, bài đăng của Nguyễn Phi Vân đã thu hút được sự chú ý của đông đảo cư dân mạng. Đa phần đều đồng tình và cảm ơn nữ chuyên gia vì những chia sẻ bổ ích: "Thực lòng là các chủ doanh nghiệp chẳng bao giờ muốn phải cắt giảm đủ thứ...", "Em cám ơn cô. Em quá biết ơn cuộc sống. Em luôn được bình an, che chở và nuôi dưỡng bởi cuộc sống này", "Cám ơn cô đã đưa ra những lời khuyên hợp tình hợp lý ạ", "Rất cám ơn chia sẻ là cánh phao giữa mùa dịch chúc chị an lành"...

Chuyên gia Nguyễn Phi Vân hiện là thành viên sáng lập và phát triển của Công ty World Franchise Associates khu vực Đông Nam Á, đồng thời cũng là Chủ tịch Công ty Retail & Franchise Asia, Cố vấn về nhượng quyền thương hiệu cho Chính phủ Malaysia…

Nguyễn Phi Vân từng phụ trách các thương hiệu quốc tế thuộc tập đoàn Unilever, Nestlé, Abbott, San Miguel, Mastercard, Johnson & Johnson, Gloria Jean's… và cũng là tác giả của hàng loạt đầu sách bán chạy như: "Quảy gánh băng đồng ra thế giới", "Nhượng quyền khởi nghiệp", và "Con đường ngắn để bước ra thế giới".

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020