Chuyên mục  


Bố mẹ nào cũng từng là trẻ con, vì vậy luôn là người hiểu rõ nhất những cử chỉ, lời nói của người lớn có sức ảnh hưởng như thế nào tới con trẻ. Có những câu buột miệng dường như vô tình của bố mẹ lại trở thành vết thương trong tâm hồn con mãi mãi, ảnh hưởng cả cuộc đời con cái sau này. Ngược lại, có những câu nói cũng có thể khiến đứa trẻ trở nên tích cực và tràn đầy năng lượng, là động lực để trẻ phát triển thành người thành công, tử tế.

Vì vậy, khi cha mẹ giáo dục con cái, phải chú ý đến nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ.

Ảnh minh họa.

Từng có một câu chuyện được một người dùng mạng tên Tiểu Châu (Trung Quốc) chia sẻ trên một diễn đàn gây chú ý thế này:

Tôi có một người bạn học cấp 1 tên Ke Zai. Từ lớp 1 đến khi tốt nghiệp tiểu học, bạn ấy luôn là đứng đầu lớp. Tôi vốn nghĩ rằng Ke Zai nhất định sẽ duy trì được điểm xuất sắc trong tương lai, nhưng từ khi bắt đầu học trung học cơ sở, điểm của cậu ấy đã tụt dốc rất nhanh.

Chỉ trong gần một năm, đã thay đổi từ vị trí học sinh đứng đầu thành học sinh đội sổ. Đối với tình huống như vậy, nhiều người không hiểu cậu ấy đã trải qua những biến cố gì. Mãi sau này tôi mới biết đó là lỗi của bố mẹ.

Khi Ke Zai học trung học cơ sở, công việc kinh doanh của cha mẹ gặp nhiều khó khăn, mối quan hệ cũng trở nên xấu dần đi. Khi những cảm xúc này tích tụ đến một mức độ nhất định, bố mẹ Ke Zai vô tình trút lên đầu cậu bé. Ví dụ, thường xuyên phàn nàn, phớt lờ suy nghĩ và ý kiến của Ke Zai, thiếu kiên nhẫn, không muốn thừa nhận lỗi lầm của mình với con; mắng chửi con vô cớ..., điều này khiến Ke Zai có cảm giác bất an mạnh mẽ, ảnh hưởng đến kết quả học tập.

Cha mẹ Ke Zai cũng cảm nhận được sự khác thường của con, đưa con đến bác sĩ tâm lý để tìm ra nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập sa sút. Lúc này, họ mới nhận ra rằng chính việc sử dụng ngôn ngữ không đúng cách đã tác động xấu đến con mình.

Để cải thiện ngôn ngữ nuôi dạy con của cha mẹ Ke Zai, chuyên gia tâm lý đã đặc biệt hướng dẫn họ nói một vài từ. Không ngờ, sau khi cha mẹ thường xuyên dùng những từ này trong cuộc sống, điểm của Ke Zai thực sự tăng lên nhanh chóng, chỉ trong nửa năm, đã bù lại toàn bộ số điểm đã giảm trước đó, lại dẫn đầu toàn khối.

Vậy, bác sĩ tâm lý đã yêu cầu cha mẹ nói những lời nào?

Câu đầu tiên: "Bố mẹ yêu con, con là niềm tự hào của gia đình"

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng việc nói "Mẹ yêu con, con là niềm tự hào của mẹ" với con cái sẽ khiến trẻ ỷ lại. Nhưng trên thực tế, bày tỏ tình yêu thương của bạn với con một cách rõ ràng sẽ khiến trái tim đứa trẻ ngập tràn hạnh phúc.

Cha mẹ cần hiểu rõ một điều: "Đối với cha mẹ, từ khi con chào đời, con là người quan trọng nhất đối với mình. Nhưng đối với con, từ lúc lọt lòng cha mẹ là tất cả". Nói một cách đơn giản, tất cả tình yêu thương của người con đều dành cho cha mẹ, nên trẻ cũng mong nhận được nhiều hơn tình cảm của những người sinh thành.

Việc sử dụng cụm từ "con là niềm tự hào của bố mẹ" không chỉ để trẻ cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ dành cho mình, mà còn là sự khẳng định giá trị của trẻ, từ đó càng làm sâu sắc thêm tình cảm của cha mẹ - con cái, giúp con tự tin, phát triển tích cực.

Câu thứ hai: "Xin lỗi con, điều đó sẽ không xảy ra nữa"

Trong cách cư xử với trẻ tại nhà, cha mẹ sẽ không tránh khỏi một số hiểu lầm dẫn đến con cái phải gánh chịu những ấm ức. Lúc này, phải biết thành thật xin lỗi con và bày tỏ thái độ thành tâm của mình.

Người lớn thường vô tình làm trẻ tổn thương, nhưng không bao giờ nhận ra sai lầm đó của mình. Hoặc nếu có nhận ra, người lớn cũng rất ngại nói lời xin lỗi. Một số phụ huynh cảm thấy việc xin lỗi con cái hơi kì quặc "không thể diễn tả được", nhưng bạn không biết rằng, khi bạn phớt lờ lời xin lỗi vì sĩ diện, trẻ rất có thể sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.

Ngược lại cách bạn cư xử với con và những người khác sẽ có tác động đến cách trẻ cư xử với mọi người. Do đó, khi bạn xin lỗi con sau những khi làm sai, chúng sẽ hiểu giá trị của bản thân và học cách tôn trọng người khác. Khi con bạn mắc lỗi, trẻ sẽ biết mình cần phải xin lỗi. Amy MCManus, một nhà trị liệu Los Angeles nói với các bậc cha mẹ rằng nên đợi con cái hồi đáp lại lời xin lỗi đó, để thể hiện trọn vẹn thiện chí xin lỗi và lắng nghe của mình.

Câu thứ ba: "Đừng lo lắng, bố mẹ sẽ luôn ở bên con"

Khi con cái lớn lên, chắc chắn sẽ có một số vấn đề không mong muốn, giống như điểm số của Ke Zai tụt dốc thảm hại ở trường trung học cơ sở. Nếu bố mẹ chỉ trích có thể sẽ khiến trẻ cảm thấy "sợ hãi" và lo lắng rằng bố mẹ không còn yêu mình nữa.

Vì vậy, khi cha mẹ nói "đừng lo lắng, mẹ sẽ luôn ở bên con" với con cái, nỗi sợ hãi trong lòng trẻ sẽ biến mất. Tạo cảm giác an toàn cho trẻ khi cảm xúc con đang không ổn là điều cần thiết. Đừng chỉ im lặng quan sát mà hãy nói trực tiếp với con sẽ có tác dụng xoa dịu lớn hơn bố mẹ nghĩ.

Không sai khi nói rằng ngôn ngữ của cha mẹ che giấu tương lai của đứa trẻ. Nói những lời phù hợp với con bạn vào đúng cảnh, đúng lúc và đúng chỗ sẽ tạo cho con bạn một động lực mạnh mẽ. Vì vậy, cha mẹ phải học cách sử dụng ngôn ngữ để tạo ra một môi trường phát triển lành mạnh cho con cái, khơi dậy tiềm năng để con phát triển.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020