Chuyên mục  


image5-1732589540143-17325895412642008247126.png

Trong những năm gần đây, ngành bia và đồ uống nói chung đóng góp lớn vào thu ngân sách nhà nước, với trung bình khoảng gần 60 nghìn tỷ đồng mỗi năm. Giá trị sản xuất của ngành đồ uống chiếm khoảng 5,6 - 6% tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp.

Luật Thuế TTĐB (sửa đổi) đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) và thông qua tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025).

Theo đó, Dự thảo Luật thuế tiêu thu đặc biệt đang sửa đổi theo hướng điều chỉnh tăng thuế suất thuế tiêu thu đặc biệt đối với mặt hàng bia (mức thuế hiện nay là 65%) với 2 phương án được đề xuất.

Trong đó, phương án 1, tăng thuế từ năm 2026, tăng theo từng năm và mỗi năm tăng 5% để tới năm 2030 thuế suất thuế tiêu thu đặc biệt đối với bia là 90%.

Đối với phương án 2, dự thảo đề xuất tăng thuế từ năm 2026 với mức tăng 15%, sau đó từ năm 2027 tăng từng năm và mỗi năm tăng 5% để tới năm 2030 thuế suất thuế tiêu thu đặc biệt đối với bia là 100%.

Tại Văn bản số 28/VB-VBA ngày 1/7/2024 của Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát (VBA) gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính về góp ý dự thảo Luật thuế TTĐB (sửa đổi), VBA đề xuất lùi thời hạn tăng thuế tới năm 2027; đồng thời tăng thuế ở mức 5% và với lộ trình tăng 2 năm một lần, đến mức 80% vào năm 2031, để phù hợp với bối cảnh kinh tế, thực trạng doanh nghiệp và để doanh nghiệp có khả năng trụ vững, thích ứng, qua đó giảm nhẹ ảnh hưởng tiêu cực tới ngành và đóng góp chung cho phát triển kinh tế xã hội.

image5-1732589542050-1732589542211764886884.png

Toàn cảnh Hội thảo Công bố “Báo cáo đánh giá tác động của dự thảo tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng bia”

Các phương án tăng thuế mà Bộ Tài chính (BTC) đề xuất sẽ có tác động vô cùng lớn tới doanh nghiệp ngành bia, vì vậy, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương – Bộ Công Thương, Viện Nghiên cứu Đồ uống Việt Nam phối hợp với nhóm chuyên gia của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Tổng cục Thống kê (TCTK) thực hiện nghiên cứu đánh giá tác động của việc điều chỉnh tăng thuế TTĐB đối với ngành bia Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương – CIEM) cho biết, nhóm nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu đánh giá tác động của việc điều chỉnh tăng thuế TTĐB đối với ngành bia Việt Nam trên cả 3 phương án gồm phương án 1, phương án 2 của Bộ Tài Chính và phương án VBA đề xuất.

21 ngành bị ảnh hưởng

Kết quả nghiên cứu cho thấy, cả 3 phương án đều ảnh hưởng, làm suy giảm giá trị tăng thêm của ngành bia, từ đó làm giảm sản xuất của 21 ngành làm đầu vào cho ngành bia trong nền kinh tế.

image2-1732589543211-17325895433031612889921.png

Giả định, mức tăng trưởng giá trị tăng thêm ngành bia tương đương với mức tăng trưởng GDP theo kịch bản 6,5%, với phương án 1, giá trị tăng thêm giảm 44.359 tỷ đồng, tương đương 9,4%; phương án 2 giảm 61.899 tỷ đồng, tương đương 13,12% và phương án 3 là giảm 38.329 tỷ đồng, tương đương 6,5%.

Tuy nhiên, đại diện CIEM đánh giá, khi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với bia thì nguồn thu ngân sách nhà nước từ thuế sản phẩm (thuế gián thu) trong cả ba phương án đều tăng, nhưng nguồn thu ngân sách nhà nước từ thuế gián thu chỉ tăng trong ngắn hạn.

Theo đó, Phương án 1 làm tăng thuế gián thu (thuế sản phẩm) cộng dồn từ 2026-2030 là 6.469 tỷ đồng nhưng thuế trực thu (thuế thu nhập doanh nghiệp) lại giảm 1.320 tỷ đồng nên tổng thu thuế chỉ là 5.149 tỷ đồng. Phương án 2 tăng thuế gián thu 8.559 tỷ đồng, giảm thuế trực thu 1.752 tỷ đồng, tổng thu 6.807 tỷ đồng. Phương án 3 cộng dồn 2027-2031, tăng thuế gián thu 4.186 tỷ đồng, giảm thuế trực thu 856 tỷ đồng, tổng thu 3.330 tỷ đồng.

Mặt khác, việc tăng thuế ảnh hưởng tiếp đến cơ hội việc làm và thu nhập của người lao động. Cụ thể, phương án 1 khiến thu nhập của người lao động giảm hơn 3.400 tỷ đồng, phương án 2 giảm 4.600 tỷ đồng và phương án 3 giảm 2.200 tỷ đồng.

Trên cơ sở căn cứ vào tổng quan, thực trạng chung của doanh nghiệp ngành bia, nhóm nghiên cứu đề xuất cân nhắc lựa chọn Phương án 3 vì phương án này hài hòa hơn về các mục tiêu, tác động tiêu cực tới nền kinh tế ở mức giảm nhẹ hơn, đảm bảo mức độ ổn định tương đối về chính sách, hạn chế được những rủi ro ảnh hưởng tới cơ hội việc làm và thu nhập của người lao động, an sinh xã hội.

Còn theo ông Nguyễn Đăng Sinh, Chủ tịch Hiệp hội chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam cho biết, lộ trình tăng thuế cần phải được xây dựng phù hợp trên bối cảnh của các doanh nghiệp hiện nay.

“Nếu tăng thuế ngay lập tức như phương án 1 là quá sốc. Theo tôi, chưa nên tăng ngay lúc này vì doanh nghiệp đang rất khó khăn, không nên để các doanh nghiệp sốc như vậy

Ở góc độ doanh nghiệp, bà Trần Ngọc Ánh, Giám đốc Ngoại vụ cấp cao của HEINEKEN Việt Nam cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế đối mặt nhiều khó khăn, thách thức, nguyên liệu đầu vào của các ngành sản xuất bị tăng lên, tiêu dùng giảm… khiến doanh nghiệp đứng trước nhiều khó khăn. Do đó, việc sửa đổi thuế TTĐB cần phải được xem xét toàn diện, thấu đáo.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020