Chuyên mục  


base64-1724221627849435740581.jpeg

Các doanh nghiệp đua nhau đầu tư vào trung tâm phân loại hàng hóa, nâng cấp công nghệ xử lý đơn hàng tính bằng giây - Ảnh: CÔNG TRUNG

Vừa đặt hàng Trung Quốc ở sàn thương mại điện tử hoặc shop hàng nội địa... chỉ 3 - 4 hôm sau đã thấy shipper giao hàng trước cửa.

Mắt xích quan trọng được các doanh nghiệp logistics tăng tốc đầu tư là vào trung tâm phân loại hàng hóa.

Rót tiền đầu tư lớn, cạnh tranh từng giây

Tốc độ này giúp đẩy nhanh quá trình giao hàng trong chuỗi mắt xích chuyển phát nhanh, từ kho phân loại đến khi giao tới tay khách hàng, rút ngắn thời gian toàn trình và cải thiện độ chính xác, đồng thời đáp ứng số lượng đơn hàng khổng lồ mỗi ngày.

Nói với Tuổi Trẻ Online, ông Lã Bá Trọng - quản lý tại Trung tâm phân loại hàng hóa của Best Express ở tỉnh Bắc Ninh, cho hay nguồn hàng từ thương mại điện tử từ Trung Quốc và các shop hàng nội địa luân chuyển qua trung tâm phân loại rất lớn.

Theo ông Trọng, 36.000 đơn hàng sẽ được xử lý mỗi giờ, tổng công suất xử lý tối đa lên đến hơn 1 triệu kiện hàng/ngày.

base64-1724221627863387082426.jpeg

Với công suất xử lý tối đa lên đến hơn 1 triệu kiện hàng/ngày, trung tâm phân loại Bắc Ninh đóng vai trò quan trọng trong dây chuyền phân loại và điều phối hàng hóa cho BEST Express tại Việt Nam - Ảnh: CÔNG TRUNG

Tích hợp công nghệ tiên tiến, hệ thống băng chuyền tại các trung tâm này có khả năng phân loại một bưu kiện chỉ trong khoảng 0,5 - 2 giây.

Với các kiện hàng nhỏ hơn 3kg, thời gian phân loại chỉ mất 0,5 giây; đối với các kiện hàng lớn hơn, thời gian xử lý vẫn chỉ khoảng 2 giây.

Nếu rút ngắn xuống 1,8 giây, trung bình một máy sẽ tăng thêm 200 đơn hàng. Tốc độ này giúp trung tâm có thể xử lý hàng chục nghìn đơn hàng mỗi giờ, đẩy nhanh tiến độ giao hàng trong chuỗi cung ứng.

Tại Bình Dương, một trung tâm phân loại hàng hóa của SPX Express (trước đây là Shopee Xpress) với tổng mức đầu tư 30 triệu USD đang được xây dựng từ tháng 7-2024 và dự kiến sẽ vận hành vào năm sau, có khả năng xử lý lên đến 4 triệu đơn hàng mỗi ngày.

Đây là một bước tiến mới trong chiến lược mở rộng và tự đầu tư vào mạng lưới logistics của các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee và Lazada.

Việc các sàn này tự xây dựng hệ thống phân loại không chỉ giúp kiểm soát chi phí vận hành mà còn gây áp lực lớn lên các công ty dịch vụ giao nhận truyền thống.

Các doanh nghiệp Việt Nam tăng tốc áp dụng robot vào việc chia chọn thông minh. Đơn cử, năm nay Viettel Post lần đầu tiên triển khai 200 robot tự hành vào hoạt động trong tổ hợp công nghệ phân loại hàng tại Hà Nội.

Công suất xử lý ấn tượng, lên đến 1,4 triệu bưu phẩm mỗi ngày. Đây là mức tăng 40% so với trước, giúp hệ thống Viettel Post nâng tổng sức chứa lên 4 triệu bưu phẩm/ngày, tương đương với 50% lượng hàng hóa thương mại điện tử tại Việt Nam.

base64-17242216278741873642782.jpeg

Hàng thương mại điện tử từ Trung Quốc "ngập tràn" tại trung tâm phân loại ở Việt Nam trước khi chuyển đến tay khách hàng - Ảnh: CÔNG TRUNG

Cạnh tranh phí ship, giành thị phần

Với dự báo thị trường dịch vụ chuyển phát nhanh sẽ đạt 114.680 tỉ đồng (tương đương gần 5 tỉ đô la Mỹ) vào năm 2030, các doanh nghiệp lớn như Giao hàng tiết kiệm, Giao hàng nhanh, J&T Express và Viettel Post đang không ngừng cải tiến và đầu tư để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao.

Không chỉ rượt đuổi về thời gian giao hàng, các doanh nghiệp chuyển phát đang cạnh tranh khốc liệt về phí ship.

Ông Mai Hoàng, một lãnh đạo của doanh nghiệp giao hàng, chia sẻ tại sự kiện logistics, mỗi đơn hàng thương mại điện tử tại Việt Nam hiện có giá trị trung bình khoảng 350.000 đồng, trong đó chi phí vận chuyển chiếm khoảng 7%.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng để tối ưu hóa hiệu quả, chi phí vận chuyển trong các dịch vụ B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) và B2C (doanh nghiệp đến người tiêu dùng) cần được giảm xuống dưới 5%.

base64-17242216278861498150527.jpeg

Hàng hóa đang được chuyển đến bưu cục, chuẩn bị giao cho khách hàng - Ảnh: CÔNG TRUNG

Đây là bài toán mà các doanh nghiệp đang nỗ lực giải quyết, thông qua việc ứng dụng công nghệ và cải tiến quy trình vận hành.

Thị trường chuyển phát nhanh tại Việt Nam hiện nay rất cạnh tranh, với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp mới. Những doanh nghiệp này thường chấp nhận phá giá để nhanh chóng giành thêm thị phần.

Ông Vương Tuấn, chuyên gia trong ngành logistics cho hàng thương mại điện tử, nhìn nhận việc giảm giá cước vận chuyển mặc dù có thể mang lại lợi ích ngắn hạn nhưng không phải là giải pháp bền vững trong dài hạn.

Thay vào đó, việc tạo ra giá trị thực sự thông qua tối ưu hóa quy trình, nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo trải nghiệm khách hàng tốt nhất mới là yếu tố quyết định sự thành công trong cuộc đua này.

"Cuộc đua này không chỉ đơn thuần là về giá cả, mà còn là về sự đổi mới, khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng và tốc độ đáp ứng nhu cầu khách hàng trong bối cảnh thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ" - ông Tuấn nhìn nhận.

Doanh nghiệp nhập cuộc đua giao hàng

Sự xuất hiện nhiều đơn vị chuyển phát có tiềm lực trong và ngoài nước như Viettel Post, Giao hàng nhanh, Best Express, Giao hàng tiết kiệm, J&T Express, Kerry Express, Nasco Logistics JSC, Nhất Tín Logistics, Ninja Van, Swift247... đã đẩy cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực này trở nên ngày càng gay gắt.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020