Chuyên mục  


Cuộc thử nghiệm được tiến hành tối 16/11 ở đảo Abdul Kalam ở ngoài khơi bang Odisha, miền đông Ấn Độ, nhưng thông tin chỉ được công bố hôm nay.

"Ấn Độ đã đạt cột mốc quan trọng khi thực hiện thành công cuộc thử nghiệm tên lửa siêu vượt âm tầm xa. Đây là khoảnh khắc lịch sử và thành tựu quan trọng, đưa đất nước chúng ta gia nhập số ít quốc gia sở hữu công nghệ quân sự tiên tiến này", Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh cho hay.

an-do-lan-dau-phong-thanh-cong-ten-lua-sieu-vuot-am-tam-xa-1731847047.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=MemF3L_KfSfGDuHpXJ6ZjA
Ấn Độ lần đầu phóng thành công tên lửa siêu vượt âm tầm xa

Ấn Độ phóng thử tên lửa siêu vượt âm tầm xa tại đảo Abdul Kalam hôm 16/11. Video: DRGO

Video do Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) công bố cho thấy tên lửa rời bệ phóng thẳng đứng bằng phương pháp phóng lạnh, sau đó kích hoạt tầng đẩy và nhanh chóng lấy độ cao.

Giới chức Ấn Độ không công bố thông số cụ thể của tên lửa, chỉ tiết lộ nó ứng dụng thiết kế và linh kiện nội địa, có thể mang nhiều loại đầu đạn và đạt tầm bắn hơn 1.500 km.

Vụ phóng diễn ra giữa lúc Trung Quốc, đối thủ cạnh tranh của Ấn Độ ở khu vực, đang tổ chức triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải, trong đó ra mắt các khí tài hiện đại như tiêm kích tàng hình J-35A và hệ thống phòng không HQ-19, được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo và phương tiện lướt siêu vượt âm.

Tên lửa siêu vượt âm của Ấn Độ trong vụ phóng ngày 16/11. Ảnh: X/rajnathsingh

Vũ khí siêu vượt âm có tốc độ khoảng 6.000-12.000 km/h, thường được mô tả là vũ khí "vô hình" do tốc độ bay rất cao và khả năng cơ động theo quỹ đạo phức tạp, giúp tăng tầm bắn và né tránh phần lớn hệ thống phòng thủ tên lửa hiện nay.

Nga và Trung Quốc đã biên chế một số tổ hợp vũ khí siêu vượt âm, trong khi Mỹ và Triều Tiên đang thử nghiệm loại khí tài này. Một số quốc gia cũng đang theo đuổi công nghệ vũ khí siêu vượt âm nhưng chưa thử nghiệm trong thực tế.

Phạm Giang (Theo AFP, Indian Express)

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020