Bằng cách kết hợp các dầm gỗ lồng vào nhau, thiết kế thể hiện sự trân trọng với tên gọi lịch sử của địa điểm xây dựng: “Odunpazari”, có nghĩa là “chợ gỗ”.
Rất ít kiến trúc sư cân bằng được cả khoa học và nghệ thuật trong xây dựng như Kengo Kuma. Là một kiến trúc sư, một giáo sư và một nhà văn sắc sảo, Kuma đã xác định lại và mở rộng khả năng của vật chất trong kiến trúc. Cách tiếp cận này có thể thấy trong công trình Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Odunpazari (OMM) ở Eskişehir, Thổ Nhĩ Kỳ do Kengo Kuma and Associates thiết kế. Kết hợp các dầm gỗ lồng vào nhau theo thể tích khối, thiết kế thể hiện sự tôn kính với tên gọi lịch sử ở nơi đây, có nghĩa là “chợ gỗ” trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ.
Kengo Kuma and Associates mô tả triết lý vận hành của công trình này là kết hợp thiên nhiên và kiến trúc theo cách tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa “tòa nhà” và “vị trí” của nó.
Trong thiết kế của tòa nhà OMM, nhóm nghiên cứu sẽ diễn giải lại kết cấu lịch sử của quận Odunpazarı từ một góc nhìn đương đại. Lấy từ kiến trúc địa phương của Odunpazarı, kiến trúc mái vòm Ottoman và kiến trúc truyền thống của Nhật Bản, thiết kế của OMM nổi bật bởi bốn thành phần chính: hình học, ánh sáng, các khối xếp chồng và gỗ. Về vật liệu, Kuma có cách tiếp cận tương tự, chọn các vật liệu tự nhiên như gỗ, đá và giấy.
Địa điểm này nằm ở ngưỡng cửa của khu đô thị mới phát triển cùng cảnh quan thị trấn quy mô nhỏ với những ngôi nhà gỗ truyền thống của Ottoman. Những ngôi nhà gỗ, với dầm công xôn ở tầng trên, được xây dựng dọc theo những con phố nhỏ hẹp, ngoằn ngoèo, khiến trải nghiệm đi bộ vừa độc đáo lại vừa bất ngờ.
Các hộp xếp chồng lên nhau và lồng vào nhau được thiết kế với nhiều kích thước khác nhau tạo nên những quy mô đa dạng cho không gian trưng bày bên trong. Các hộp ở tầng trệt phù hợp cho các tác phẩm nghệ thuật và tác phẩm sắp đặt quy mô lớn. Các hộp nhỏ dần ở các tầng trên để trưng bày các tác phẩm nghệ thuật yêu cầu quy mô nhỏ hơn với không gian gần gũi hơn.
Nhóm thiết kế giải thích, Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Odunpazari trưng bày bộ sưu tập nghệ thuật hiện đại Thổ Nhĩ Kỳ. Bảo tàng được quy hoạch tại thành phố Eskisehir. Thị trấn đại học này được biết đến với dân số trẻ chiếm đa số và thành phố có một bầu không khí năng động.
Kiến trúc xếp chồng và hệ thống xây dựng bằng gỗ xác định trải nghiệm không gian của bảo tàng, kết hợp giữa gỗ thông nhiều lớp, kính và đá vôi. Phần bên ngoài của bảo tàng có hình ảnh gỗ như một cách để biểu thị lịch sử và ký ức của Odunpazari, nơi từng hoạt động như một thị trường buôn bán gỗ.
Các nhà thiết kế đã làm việc với một loạt các nhà tư vấn để đảm bảo việc đưa bảo tàng vào sử dụng, bao gồm SIGMA cho kết cấu, Ateknik Structural Design với tư cách là kỹ sư mặt tiền và Polimeks Holdings với tư cách là tổng thầu.
Chiến lược thiết kế là tập hợp các phần lại với nhau, xếp chồng các “hộp nhỏ” để tạo nên kiến trúc theo quy mô đô thị. “Các hộp được xếp chồng lên nhau theo quy mô đường phố và những ngôi nhà xung quanh, đồng thời cao dần về phía trung tâm của bảo tàng để nó đứng trong cảnh quan đô thị, nơi được coi là dấu mốc văn hoá mới của khu vực”.
Vật liệu gỗ rắn được dùng cho cả mặt tiền và cấu trúc. Khu vực ngoại thất rộng hơn có tính năng của một cầu thang xếp tầng chạy chéo theo OMM, tạo thành lối đi chung của tất cả các tầng. Bên trong, giếng trời trung tâm được cấu tạo bằng các khối gỗ và kết nối từng tầng để lấy ánh sáng tự nhiên thông qua giếng trời phía trên.
Hệ thống kết cấu sử dụng các dầm gỗ khối lượng lớn được thiết kế theo hiệu ứng xếp chồng lên nhau để tạo ra một hệ thống nhiều lớp đơn giản. Các dầm có tiết diện 11 inch sử dụng hai kỹ thuật ghép gỗ khác nhau. Một số dầm được đặt phẳng chồng lên nhau, để lại khoảng cách đầy đủ là 11 inch giữa các dầm. Một số khác được khía 3 inch vào các chùm vuông góc lân cận của chúng, chỉ để lại một khoảng cách 6 inch.
Các thanh TSteel được đưa vào các kết nối để tạo sự ổn định và được đậy bởi các phích cắm bằng gỗ. Các không gian nội thất chủ yếu được tạo nên bởi những bức tường trắng và ván sàn gỗ sồi. Một lớp xi măng sợi, cùng với lớp ngăn cách hơi, chất cách nhiệt bằng khoáng chất và lớp cách nhiệt cứng chắc nằm giữa tấm ốp gỗ và cấu trúc bên trong.
OMM là sử dụng kiến trúc để tạo ra mối liên kết giữa con người và nghệ thuật,” Kengo Kuma và trưởng dự án Yuki Ikeguchi chia sẻ: “Chúng tôi được truyền cảm hứng sâu sắc từ lịch sử, văn hóa, con người và cảnh quan đường phố của Odunpazarı, và chúng tôi muốn tòa nhà gây được tiếng vang trên nhiều cấp độ. chúng tôi hy vọng rằng bảo tàng sẽ thổi một luồng sinh khí mới vào Eskişehir và trở thành một điểm hẹn trung tâm, hấp dẫn của thành phố”.
Với tổng diện tích hơn 48.000 feet vuông, OMM là nơi trưng bày bộ sưu tập của kiến trúc sư người Thổ Nhĩ Kỳ Erol Tabanca. Tòa nhà hoạt động song song với các cấu trúc khác trong khuôn viên để tạo ra một quảng trường bảo tàng, nơi đã phục vụ như một điểm hẹn cho người dân địa phương và du khách kể từ khi mở cửa vào tháng 9 năm 2019. Giờ đây, bảo tàng trở thành một địa danh mang tính biểu tượng và là cửa ngõ văn hóa đến vùng Anatolia của Thổ Nhĩ Kỳ.
Xem đầy đủ hình ảnh tại đây:
Dịch: Hiếu Nghĩa | Nguồn: Architizer
XEM THÊM
- Ngôi trường vừa là nơi học tập vừa là trung tâm sinh hoạt cộng đồng tại Iran
- Cây cầu xanh sinh động kết nối gia đình nhiều thế hệ
- Tổ ấm kích thích hoạt động khám phá và sáng tạo cho trẻ