Một nhà máy với các mặt tiền được bao phủ bởi nhiều lớp cây xanh vừa giúp che mưa, che nắng lại vừa giúp thanh lọc không khí giờ đây không còn chỉ là ý tưởng trên giấy mà đã xuất hiện ở ngay tại Việt Nam.
Nhà máy xanh độc đáo này được thiết kế bởi Rollimarchini Architects và G8A Architects, dành cho Jakob Rope Systems, công ty Thuỵ Sĩ chuyên sản xuất dây thép không gỉ.
Dự án được xây dựng trên khu đất rộng 30.000 m², tọa lại tại khu công nghiệp cách Sài Gòn khoảng 50km. Một khu vực đã chứng kiến sự phát triển thương mại mạnh mẽ trong những thập kỷ gần đây.
Việc xây dựng các nhà máy ở đây đồng nghĩa với việc có một diện tích khá lớn của khu vực đã bị bao phủ bởi bê tông, khiến cho nước không thể thoát ra ngoài và có thể làm tăng nhiệt độ, gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái hiện có của địa phương.
Từ vấn đề trên, G8A Architects và Rollimarchini Architects đã đề xuất giải pháp thay thế thân thiện hơn với môi trường, dành cho các nhà xưởng công nghiệp một tầng điển hình hiện khá phổ biến trong các khu công nghiệp và ở khu vực xung quanh đó
Thay vì trải rộng theo chiều ngang rồi dẫn đến việc chiếm dụng quá nhiều diện tích đất, nhà máy Jakob có hai cánh chính được xếp vuông góc với nhau. Mỗi cánh chứa các tấm sàn bê tông được xếp chồng lên nhau.
Cách sắp xếp theo chiều dọc của nhà máy làm giảm diện tích tổng thể của tòa nhà, làm tăng thêm không gian dành cho khu vườn thư giãn và đa chức năng ở sân trong.
Đối tác của G8A Architects, Manuel Der Hagopian chia sẻ: “Khách hàng của chúng tôi rất cởi mở và sẵn sàng duy trì những điều kiện để có thể giúp làm mát không gian cũng như tạo cơ hội cho mặt đất được xuất hiện nhiều hơn”.
Nhà máy được bố trí lấy cảm hứng từ những ngôi làng Việt Nam điển hình. Nó thể hiện qua việc sắp xếp những tòa nhà cao từ hai đến ba tầng bao quanh sân trong. Bổ sung thêm vào không gian rộng lớn này là chỗ để xe có mái che, được xếp theo hình chữ L với phần mái uốn lượn, đặt ngay cạnh các khu vực sản xuất.
Các sảnh/ hành lang của nhà máy/ nơi sản xuất được thiết kế để thông gió nhờ vào phần mặt tiền với nhiều khe rỗng từ các hàng cây bên ngoài. Những tác giả của công trình đã nhấn mạnh rằng Nhà Máy Jakob là “dự án đầu tiên ở Việt Nam mang đến các sảnh sản xuất thông gió tự nhiên hoàn toàn”.
Mặt tiền của các khu vực làm việc được bao phủ bởi giàn cây trồng sử dụng vải địa kỹ thuật. Những giàn cây này có tác dụng lọc nắng, lọc mưa và đồng thời đóng vai trò như một tấm lọc xanh, mang đến một tầm nhìn dễ chịu từ bên trong. Và một khả năng không thể thiếu khi người ta nhắc đến cây xanh là khả năng lọc không khí và lọc bụi, từ đó góp phần làm giảm nhiệt độ xung quanh – một chức năng đặc biệt hữu dụng cho một nhà máy.
Men theo những hàng cây được trồng dọc quanh nhà máy là một hàng lan can bằng lưới thép, có thể nhìn xuyên qua khi cần. Xa hơn hàng rào đó một chút xíu là những dây cáp thép từ chính công ty Jakob Rope Systems, được sử dụng để cố định các phần ngoài mặt tiền, tạo nên một tấm áo xanh thanh nhã mà ta có thể thấy qua những hình ảnh dưới đây. Điểm xuyết trên chiếc áo là những lối vào bằng bê tông thiết kế thon nhọn mà rất hài hoà khi đặt trong tổng thể dự án.
Xem đầy đủ hình ảnh công trình tại đây:
Biên dịch: Hiếu Nghĩa | Nguồn: Dezeen
XEM THÊM:
- Nhà máy thép Katzden | Nishizawa Architects
- Giải pháp thiết kế thông minh cho mô hình Nhà máy sản xuất hoa quả đóng hộp
- Nhà máy lọc nước Muttenz / Thiết kế Oppenheim
- Thiết kế nội thất linh hoạt cho Không gian văn phòng trong Nhà máy thời trang Santa Clara | VietDECOR
- Nhà máy sản xuất Nội thất cao cấp Jager chính thức khánh thành
Bạn đã bao giờ muốn trồng cỏ ở khu vực cua xe ô tô vào nhà, nhưng bạn lại không Read more
Nara (奈良市, Nara-shi), là thủ phủ của tỉnh Nara, thuộc vùng Kansai, gần Kyoto. Theo thống kê năm 2003, thành Read more
Kiến trúc sư Koen Olthuis của Waterstudio.nl được Inhabitat đánh giá là kiến trúc sư ngoại lệ, người đi mở Read more
Mỗi đô thị lớn trên thế giới thường nổi tiếng với một dòng sông, và thước đo cho sự phát Read more
Quần thể khu nghỉ Vạn Lý Trường Thành (Commune by the Great Wall) là một dự án khác thường: một Read more
Trong lần đầu tiên đến thăm vị trí xây dựng công trình KTS. Shigeru Ban đã rất quan tâm đến Read more